Hôm nay,  

Thời Sự Úc: Nước Úc Kỳ Thị Chủng Tộc Nhiều Hay Ít?

17/01/201000:00:00(Xem: 4098)

Thời sự Úc: Nước Úc Kỳ Thị Chủng Tộc nhiều hay ít" - Hoàng Đ.Thư

Sau vụ thanh niên gốc Ấn bị thảm sát ở Melbourne gần đây thì giới truyền thông Ấn độ đã đồng loạt tấn công nước Úc, cho rằng Úc là một quốc gia vô cùng kỳ thị chủng tộc. Thậm chí, một nhật báo lớn, có uy tín của Ấn, tờ Daily Mail ở Tân Đề Li đã cho đăng một hí họa ví von cảnh sát Úc với tổ chức kỳ thị chủng tộc đã bị đưa ra ngoài vòng pháp luật ở Hoa Kỳ là Klu Klux Klan. Hí họa này đã tạo không ít sự bất bình trong chính giới cũng như quần chúng Úc. Thế nhưng, sự thật là sao" Có phải nước Úc vẫn còn là một quốc gia kỳ thị chủng tộc hay không" Có phải Úc đã thực sự là một quốc gia đa văn hóa mà mọi người dân đều chấp nhận và hãnh diện về sự thật này" Có phải những kẻ kỳ thị chủng tộc ra mặt hiện nay chỉ là một thiểu số nhỏ nhoi, như tại bất kỳ một quốc gia nào khác" Hay có thể nào những kẻ kỳ thị chủng tộc, kể cả các chính khách, đã quá thông minh để ra mặt kỳ thị như John Howard từng lên tiếng chống di dân Á Châu trong thập niên 80, và đang nép vào đàng sau sự chấp nhận bề ngoài mà thực ra trong lòng vẫn ngấm ngầm tìm đủ mọi cách để chống chọi, ngăn cản nước Úc trở thành một quốc gia thực sự đa văn hóa" Để biết thêm về vấn đề này, xin mời quý độc giả theo dõi bản lược dịch bài nhận xét của bỉnh bút Adele Horin được đăng tải trên nhật báo The Sydney Morning Herald hôm thứ Bảy 9/01/10 vừa qua, tựa đề “Smiling Faces Mask An Unease About Growing Ethnic Diversity – Những Nụ Cười Rạng Rỡ Che Đậy Sự Khó Chịu Về Sự Đa Dạng Sắc Tộc Ngày Càng Phát Triển".

*

Tấm hình chụp lớp 12 làm cho người coi ngạc nhiên vô cùng khi họ xem nó kỹ lưỡng: hơn 80% học sinh nhoẻn miệng cười trước ống kính là người Úc gốc Á. Đa số chào đời ở đây và có cha mẹ là những người đến từ Việt Nam, Trung Hoa, Hương Cảng, Ấn Độ và Phi Luật Tân. Trong cái thế giới nhỏ nhoi của trường tuyển trung học này, không ai có thể nhầm lẫn được khuôn mặt của một nước Úc đa văn hóa.
Hãy cứ thử đi dạo quanh khu thị tứ của thành phố Sydney vào giờ ăn trưa thì sẽ thấy. Qúy vị không cần phải biết được con số thống kê là 35% dân số Sydney được sanh ra ở ngoại quốc. Sự đa dạng về sắc tộc này rõ rệt tột độ. Hướng về phía Tây hoặc Tây Nam và đi đến những khu ngoại ô thì mầu sắc hương vị của cả thế giới bao trùm quý vị. Ở Fairfield thì gần 60% cư dân được sanh ra ở ngoại quốc, ở Bankstown là 40%.
Nước Úc từng có một thời được ngợi khen như một sự thành công vượt bực của nền tảng đa văn hóa, một ngọn hải đăng sáng ngời soi đường cho cả thế giới bài ngoại. Giờ đây thì nước Úc lại bị in hằn một dấu đóng kỳ thị. Sau những vụ tấn công sinh viên Ấn độ, đặc biệt là sau cái chết của anh Nitin Garg ở Melbourne thì uy tín của chúng ta, và kỹ nghệ đào tạo du học sinh, một trong những kỹ nghệ xuất cảng lớn nhất của chúng ta, đang gặp nguy hiểm tột độ.
Chúng ta không thể nào ỷ y quên lãng được khả năng kỳ thị của nước Úc. Người dân Úc không kỳ thị như các đài truyền hình Ấn độ ồn ào khẳng định. Chúng ta mê thích những lợi ích kinh tế mà người di dân mang đến với họ. Ngay cả trong thời điểm của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu thì chúng ta vẫn yểm trợ mức độ thâu nhận di dân cao. Khác hẳn với người Anh hoặc những người Âu Châu, chúng ta tự xem mình là một quốc gia của những người di dân. Thế nhưng, chúng ta cũng không rộng lượng, bao dung như chúng ta vẫn nỏ mồm tự xưng. Lịch sử đã chứng minh rằng chỉ cần một chính khách đầy ác ý hoặc vào thời điểm kinh tế khó khăn là những sự kỳ thị, định kiến tàng ẩn dễ dàng bị xách động và qua đó, khơi dậy những gì xấu xa nhất.
Theo kết quả của cuộc khảo cứu mang tầm vóc quốc thế là World Values Survey cho thấy thì trong tư cách một quốc gia, chúng ta ít chấp nhận sự đa dạng về sắc tộc như người Hoa Kỳ, người Ý hoặc người Thụy Điển, nhưng chúng ta vẫn còn hơn người Đức hoặc người Tây Ban Nha. Tuy chúng ta không nghiêm cấm xây dựng tháp gọi cầu nguyện (minaret) hoặc đền thờ Hồi Giáo (mosque), như Thụy Sĩ, hoặc nghiêm cấm khăn trùm đầu Hồi Giáo trong lớp học như ở Pháp, thế nhưng việc có nhiều nhóm người dân Úc vẫn chống lại chuyện xây trường Hồi giáo cùng với vụ bạo động Cronulla vẫn là những dấu hằn nhơ nhớp trong tâm khảm quốc gia của chúng ta.
Hiện vẫn còn nhiều sự e ngại về những người di dân siêng năng ham công tiếc việc, mở cửa tiệm của họ đến nửa đêm và giúp cho con em họ vào những trường tuyển. Chúng ta không tin rằng chúng ta tốt hơn “bọn da nâu” như những người Anh vẫn tin, nhưng chúng ta lại lo sợ rằng chúng ta kém cỏi hơn họ.


Chỉ có 10% dân Úc tuyệt đối chống lại người di dân. Thế nhưng, theo các cuộc nghiên cứu cho thấy, cái con số có vẻ ít oi này có thể bộc phát, bùng nổ vào những hoàn cảnh thích hợp- đúng hơn thì phải nói là nếu gặp hoàn cảnh tệ lậu- khi thời điểm chín mùi để bao trùm luôn con số 35 - 40% vẫn lưỡng lự, mâu thuẫn giữa yêu và ghét. Khi các tay chính khác biến di dân thành một vấn đề chính trị, như Pauline Hanson từng làm, thì sự kỳ thị mù quáng ấy bùng nổ lan tràn như một cái mụn nhọt bị thọc vỡ.
Cuộc nghiên cứu mới nhất do tổ chức Scanlon Foundation- một quỹ từ thiện với tôn chỉ là xiển dương và phát huy sự tương thân tương ái trong xã hội qua việc phát triển một nền văn hóa đa dạng- tài trợ và do giáo sư Andrew Markus thuộc đại học Monash thực hiện, là bằng chứng xác thực nhất về tình hình hiện tại của chúng ta. Bản báo cáo này là nguồn gốc của những con số được tôi sử dụng trong bài này. Dựa vào một cuộc thăm dò ý kiến của 3,800 người trên toàn nước Úc vào tháng 7/2009, bản tường trình của cuộc ngiên cứu cho thấy rằng tình hình quả thật khá lạc quan, như một cái ly đầy một nửa (chứ không phải bi quan như cái ly bị vơi một nửa). Và có nhiều sắc thái hơn là một sáo ngữ trên truyền hình cho phép.
Sự kỳ thị có nẩy nở ở một số địa điểm, trong một số nhóm. Nó thường dễ tràn lan ở những khu nghèo khổ hơn, nơi mà những người dân Úc đời thứ ba thứ tư sống giữa những khu có đông người thuộc một sắc tộc khác (ethnic enclave) khiến cho họ có cảm tưởng mình là ngưởi thiểu số. Nó nẩy nở ở những nơi mà người ta không tin tưởng lẫn nhau và không cảm thấy an toàn và đồng thời phải vất vả về tài chính. Tuy nhiên, chính ở những nơi này lại có một sự hy vọng tươi đẹp hơn. Các dự án nhằm xây dựng sự tin tưởng giữa các nhóm khác biệt, nhằm gia tăng cơ hội có công ăn việc làm và nhằm mang đến sự kiểm soát tốt đẹp hơn từ cảnh sát cũng như gắn đèn điện sáng tỏ hơn cho những khu nghèo khó hơn, đều có thêm ảnh hưởng thứ yếu là mang đến sự liên hệ chặt chẽ hơn giữa các sắc tộc.
Sự thay đổi từ một nước Úc thuần da trắng (white Australia) sang một sự đa dạng về sắc tộc trong vòng 30 năm thực sự có rất nhiều điều mâu thuẫn. Từ bản tường trình cho Scanlon Foundation thì cả hai phe của cuộc tranh luận về kỳ thị chủng tộc đều có thể tìm được đạn dược cho lập luận của mình. Điều đáng mừng là việc có 68% dân số đồng ý rằng người di dân giúp cho nước Úc được mạnh mẽ hơn, con số những người cho rằng chúng ta nhận quá nhiều di dân lại ở mức độ thấp kỷ lục mặc dù tỷ lệ người di dân được nhận đang ở mức cao kỷ lục.
Dưới thời các thủ tướng Bob Hawke và Paul Keating thì có đến 75% dân số cho rằng con số người di dân được thâu nhận quá cao trong khi hiện nay chỉ có 37% nghĩ thế mà thôi. Hai vị thủ tướng Lao động này bị xem là chịu nhiều áp lực từ khối vận động sắc tộc và người dân lúc bấy giờ e ngại rằng chúng ta sẽ trở thành một quốc gia đầy dẫy những bộ tộc riêng rẽ. Sự khôn khéo của ông John Howard là đã nâng cao con số di dân được thu nhận trong lúc vẫn giữ chính mình xa cách khỏi cái khối vận động đa văn hóa. Ông Kevin Rudd đã theo sát ông Howard trong lãnh vực này.
Một việc khác đáng ngợi ca là 88% di dân từ những nguồn gốc không nói tiếng Anh cảm nhận rằng họ thực sự thuộc về nơi này, và họ tin, mạnh mẽ hơn tất cả mọi người khác, rằng Úc là “một đất nước của cơ hội về kinh tế, nơi mà về lâu về dài, sự làm lụng siêng năng nặng nhọc sẽ mang đến một cuộc sống tốt đẹp hơn”. Thêm vào đó, khoảng từ 60-70% người dân Úc cho rằng những người từ các sắc tộc khác nhau trong khu xóm của họ đều thuận hòa, êm ấm với nhau. 
Thế nhưng, việc sinh sống chung đụng, nương tựa lẫn nhau này lại che đây mất những mức độ kỳ thị thật cao dựa vào màu da hoặc sắc tộc, với số người gốc Ấn độ và Tích Lan báo cáo rằng họ bị tấn công cao gấp đôi số lượng báo cáo trung bình trên toàn quốc. Và tuy chỉ có dưới 10% cho biết họ bị hành hung, nhưng con số này đã lên cao gấp đôi con số của năm 2007.
Đai đa số người dân Úc hiểu rõ rằng những thiếu niên cười rạng rỡ trong tấm hình chụp lớp 12 nói trên sẽ giúp cho nước Úc mạnh mẽ hơn, thông minh hơn và dễ dàng cạnh tranh hơn trên thế giới. Những lợi ích của chương trình di trú được hiểu rất rõ, ít nhất là trong những thời điểm kinh tế phát triển. Tuy nhiên vẫn còn một quãng đường rất xa để vượt qua trước khi nhiều người dân Úc có thể vượt qua sự e dè sợ sệt, mâu thuẫn thương ghét của họ để có thể thực sự hăng hái chấp nhận sự đa dạng sắc tộc.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.