Hôm nay,  

Báo Nguy: Bơm Hóa Chất Cấm Để Mít Xanh Thành Mít Chín

26/06/200700:00:00(Xem: 6788)

Chưa hết nỗi sợ nứơc tương đen, đã tới nước mắm bẩn, rồi tới sầu riêng hóa chất bảo quản thơm lâu... Bây giờ lại tới mít.

Báo Lao Động hôm 21-6-2007 đã loan bản tin của phóng viên Đặng Bá Tiến về tình hình đáng quan ngại như sau, trích:

Đắc Lắc: Bơm hoá chất vào mít cho mau chín!

Ngày 19.6, Sở Y tế Đắc Lắc đã công bố một thông tin làm nhiều người sửng sốt: Trên địa bàn của tỉnh có một số cơ sở thu mua mít xanh với giá rẻ, sau đó bơm một loại hoá chất - hiện không được Bộ Y tế cho phép sử dụng vào mục đích chế biến thực phẩm - vào mít, rồi để 1 - 2 ngày sau mít chín đem bán...

Cơ sở đầu tiên bị đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Đắc Lắc phát hiện dùng hoá chất bơm vào mít xanh là cơ sở của bà Trần Thị Hạnh - ở thôn Tân Lập, xã Ea Yông, huyện Krông Păk. Khi đoàn kiểm tra bất ngờ xuất hiện, chủ cơ sở chối quanh, rằng "không có bơm hoá chất vào quả mít", sau đó lại thừa nhận "có làm, nhưng chỉ làm thời gian đầu, bây giờ không làm nữa".

Nhưng khi đoàn kiểm tra dùng nhiều biện pháp "tấn công quyết liệt", thì chủ cơ sở mới thừa nhận là "hiện vẫn đang sử dụng hoá chất". Đoàn kiểm tra đã yêu cầu chủ cơ sở thao tác bơm hoá chất vào quả mít. Chủ cơ sở rót ra một loại hoá chất màu vàng không có nhãn mác và dùng bơm tiêm hút khoảng 2ml bơm vào một lỗ nhỏ sâu được khoét sẵn trên trái mít.

Chủ cơ sở cho biết, để 1- 2 ngày sau mít xanh sẽ thành mít chín, bán được giá từ 7.500đ/kg - 8.000đ/kg, gấp đôi giá mít xanh thu mua. Theo lời khai của bà Hạnh - chủ cơ sở - thì hoá chất này mua tại chợ Kim Biên, quận 11, TP.SG. Bản thân bà Hạnh cũng không biết đó là hoá chất gì. Đoàn kiểm tra đã lập biên bản thu giữ số hoá chất lạ trên, yêu cầu bà Hạnh ngừng ngay việc sử dụng và đưa số hoá chất trên đi TP.SG để kiểm nghiệm.

Qua kiểm nghiệm của Trung tâm Dịch vụ phân tích thí nghiệm - Sở KHCN TP.Hồ Chí Minh thì loại hoá chất được dùng bơm vào quả mít là Ethephon (1%) và phẩm màu hữu cơ, nước (99%). Ethephon là chất nằm trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật dùng để kích thích caosu ra mủ, kích thích xoài, nhãn, thanh long... ra hoa. Tuy vậy, Ethephon không nằm trong danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng (theo Quyết định 867/QĐ-BYT ngày 4.4.1998 của Bộ trưởng Bộ Y tế), vì có thể gây những tác hại đối với sức khoẻ con người.

Sau cùng, bản tin báo Lao Động kết luận:

“Vì vậy, người tiêu dùng khi mua mít chín để ăn, kể cả mít đã chế biến, sấy khô hãy cảnh giác...”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.