Hôm nay,  

Dòng Văn Hóa Việt

4/3/200900:00:00(View: 4473)
Dòng Văn Hóa Việt
Vi Anh
Nhơn  thời gian kỷ niệm 30 tháng tư thứ 34 này, hai bất ngờ đầy thích thú về dòng văn hoá VN, người viết bài này ghi nhận được,xin cùng chia xẻ. Một là Lê văn Duyệt Foundation, Tiến sĩ Nguyễn thanh Liêm, Cựu Thứ Trưởng Giáo dục VNCH cùng một số nhân sĩ  sẽ tổ chức Tuần Lễ Văn Hoá Ba Mươi Tháng Tư Đen, từ 18 đến 25 tháng Tư, năm 2009, tại trụ sở số 15361 Brookhurst St., suite 207, Westminster, CA 92683 (ở phía tận cùng bên trong khu nhà hàng Seafood World). Để  trình bày cho đoàn hậu tấn thấy văn hoá giáo dục nhân bản, dân tộc, khai phóng của người Việt Quốc gia khác với CS theo văn hoá ngoại lai Mac, Lê, Mao. Để lớp trẻ biết mình là ai, từ đâu đến, do ai đưa đón để có cơ hội vạn lần hơn người đồng trang lứa  trong nước.
Hai là truyền hình SBTN lấy 30 tháng Tư Đen làm chủ đề thông tin, nghị luận trong tháng Tư này. Trong một cuộc họp đặc biệt những người dẫn chương trình chánh trị, xã hội và ban biên tập của đài Truyền hình SBTN ngày Thứ Sáu 27, sau khi thảo luận mấy tiếng đồng hồ, hầu hết đồng thuận với đúc kết của Trúùc Hồ, một người ở thế hệ một rưởi.  Đại ý. Như "em" sanh ở VN, hồi nhỏ học tiểu trung học ở trong nước thời CS, em đâu có biết nhiều về văn nghệ, văn học VN. Mãi đến khi đến Mỹ, nhờ  tìm hiểu qua một số đàn anh, báo chí, cộng đồng, em mới biết chính trong thời Việt Nam Cộng Hòa âm nhạc, kịch nghệ, văn học chẳng những đã nối tiếp được dòng văn hoá VN của tiền nhân truyền lại, mà con phát huy vượt bực.
Hai tin trên liên quan đến một vấn đề văn hoá VN rất đáng phân tích và suy gẩm. Tại sao"
Chánh yếu, tại vì sản phẩm tinh thần  thời VNCH đã thể hiện được văn hoá của người Việt Quốc Gia là một dòng sống liên tục của tiền nhân để lại được người đi sau phát huy trong lòng dân tộc. Nên CS có cào bằng mà cào không được. Trái lại được lòng dân yêu thích, người dân nuôi nấng, nên tuy len lỏi nhưng đều đăïn phổ biến trong môi trường khô căøn của CS, CS cấm mà không được. Tại vì đó là văn hoá, văn học, giáo dục, văn nghệ, âm nhạc  thời VNCH, là, nhân bản, dân tộc và khai phóng.Tại vì nhờ có môi trường tư do, dân chủ của VNCH dù chưa hoàn thiện vì chiến tranh, nên văn hoá, văn học, văn nghệ của VNCH dễ phát triển, trong khi văn hoá ở Miền Bắc CS vì ngoại lai, mất gốc nên đượm mùi Tàu rất nặng. Tại vì định luật văn hóa xã hội , văn hoá nào cao sẽ lấp văn hoá thấp như nhà Thanh cai trị Trung hoa nhưng văn hoá Mãn Châu thấp nên nhà Thanh bị Hán hoá. 

34 năm qua thế hệ thứ nhứt và một rưởi đã làm tất cả những gì có thể làm được và không từ bỏ cơ hội nào để làm điều ấy. Số đầu sách xuất bản ở hải ngoại, tỷ lệ quá cao so vớùi dân số người Việt hải ngoại. Vắt tim óc ra viết, để dành tiềân ra in, bán thường không đủ vốn nhưng người Việt hải ngoại vẫn làm.  Số tờ báo ở hải ngoại ra rất nhiều, người làm báo làm là vì muốn đem thông tin, nghị luận đầy đủ đến cho đồng bào khi truyên thông quốc tế không coi VN là tiêu điểm nữa -- hơn là làm để kiếm tiền. Phát thanh hải ngoại cũng thế đổ  mồ hôi với quảng cáo để có đủ tiền trả tiền mướn phát sóng để giữ tiếng nói của người Việt Quốc gia hơn là nghề sống. Truyền hình còn khó hơn, vặt gấu vá vay để người Việt có tin, có hình đầy đủ hầu có thể nhận định đúng đắn bộ mặt thật của nhà cầm quyền CS. Các cá nhân và hội đoàn, cộâng đồng đi năn nỉ hết chỗ này đến chỗ khác để có nơi  bỏ thì giờ, kiến thức và kinh nghiệm truyền đạt tiếng Việt cho thế hệ thứ hai và ba. Sau 34 năm định cư, cho đến bây giờ, sắc tộc Việt là một sắc tộc đầu tư thời giờ, tiền bạc và tâm huyết để bảo tồn và phát huy văn hoá Việt, trong xã hội đa văn hoá, đa sắc tộc Mỹ.
Và 34 năm qua, dù bi quan thế mấy, người ta cũng thấy người Việt hải ngoại đã thành công. Văn hoá VN, tiếng Việt không bị chìm trong Anh văn, Pháp văn, mà vươn lên bầu trời tự do, vào lòng người tự do, mà còn chuyển ánh sáng tự do, dân chủ vể nước nhà VN. Đài truyền hình trung ương  Hà nội, VT4, đài quốc nội làm công tác " thông tin đối ngoại" cho CS Hà Nội, coi miển phí mà chẳêùng mấy ai người Việt hải ngoại găn dĩa để xem. Trái lại hết đài SBTN, đến VHN, rồi Hồn Việt của người Việt hải ngoại xem phải đóng lệ phí, mà riêng SBTN theo chỗ người viết bài này được biết, ở Mỹ và Canada đã có khoảng 100.000 gia đình gắn dĩa, trả nguyệt phí để xem. Nơi ít người Việt lại nhiều người Việt xem viø muốn sống chung với cộng đồng Việt lớn như một Việt Nam hải ngoại.
Được thế, thế hệ thứ nhứt và một rưởi không thể không nhớ ơn di sản văn học, nghệ thuật mà VNCH là truyền  nhân trực tiếp và gần nhứt đã tiếp nối tiền nhân từ Hán, Nôm qua Quốc ngữ và truyền thừa cho thế hệ thứ nhứt và một rưởi của người Việt hải ngoại.
Sau cùng, phần còn lại là lớp trẻ thế hệ thứ hai, thư ba. Ăn trái nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhờ người đào giếng. Nếu không có ngày 30-4-75, dù du học đậu bằng tiến sĩ, bác sĩ ở Mỹ muốn xin ở lại, định cư ở Mỹ, cũng không được. Nếu không có 30-4-75, dù có cả triệu Đô la xin định cư ở Mỹ để kinh doanh, cũng chưa chắc được. Nếu không có 30-4-75, nếu không có những người CS bắt đi tù cải tạo, đi kinh tế mới, bị trấn lột qua bao lần đổi tiền và đánh tư sản, không  có những thuyền nhân dũng cảm và dứt khoát không sống với CS đã dùng thuyền nan vượt đại dương. Thì đâu có nhưng bác sĩ, kỹ sư, dân biểu, nghị viên gốc Việt tham chánh  trong chánh quyền Mỹ bây giờ.
Thế hệ cha anh của những người trẻ có học đó đã giữ văn hoá Việt, không để bị trốc gốc nơi quốc gia định cư mà còn vươn tay vun bồi cho nền văn hoá nhân bản, dân tộc, khai phóng đang trong lòng người dân Việt ở nước nhà VN. Thế hệ cha anh đến Mỹ với hai bàn tay trắng mà còn có thể bảo tồn và phát huy văn hoá Việt được, lẽ nào thế hệ trẻ được thừa hưởng bao nhiều cơ hội tiến thân ở Mỹ lại không làm được như cha anh. Thế hệ cha anh đã  hy sinh mạng sống, những ngày  hoa niên của cuộc sống, hy sinh cho con cháu để đưa con cháu đến bến bờ tự do để có cơ hội vạn lần hơn so với người đồng trang lứa ở VN, và tạo nhiều kỳ tích văn hoá cho dân tộc Việt, lẽ nào lớp trẻ không biết ơn.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG:
Tiếng thầy tri chúng oang oang: - Chú Trí Giải đâu rồi? có mấy mân dưa chua mà vẫn chưa xong à? cỏ cũng chưa cắt? nhà khách chưa lau chùi? Chú làm gì mà cả ngày không xong vậy?
Người Kurds là ai? * Có khoảng từ 25 đến 35 triệu người Kurds sống trong vùng núi tiếp giáp ở hai bên biên giới của xứ Thổ, Iraq, Syria, Iran và Armenia. Họ là nhóm sắc tộc đông thứ tư tại vùng Trung Đông, nhưng chưa bao giờ là một quốc gia.
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
Nhân dịp Giỗ lần thứ 4 của Nhạc Sĩ Anh Bằng, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ xin trân trọng kính mời quý vị và các anh chị tham dự "Đêm Nhạc Tưởng Niệm Nhạc Sĩ Anh Bằng" vào Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2019 lúc 7:00 pm tại studio của Đài Việt TV 24
“Con xin lỗi mẹ nhiều. Mẹ ơi! Chuyến đi hải ngoại của con bất thành. Con chết vì con không thở được. Con xin lỗi mẹ…” Đó là tiếng kêu đau thương, khẩn thiết của cô Phạm Thị Trà My, người con gái Hà Tĩnh, hai mươi sáu tuổi gọi mẹ từ trong một container đông lạnh tại biên giới của Vương Quốc Anh ở tận bên trời Âu.
Dù là tác phẩm đầu tay, Ocean Vương gây thu hút nơi độc giả, nhưng cũng là một khám phá kỳ thú cho giới phê bình. Nổi bật nhất là MacArthur Foundation trao giải thưởng cao quý của loại Genius Grant, giải Thiên Tài này sẽ thưởng $625,000 trong vòng năm năm.
Trên con đường lưu lạc, không ít kẻ đã bỏ thân nơi đất lạ xứ người. Hai nạn nhân mới nhất có tên là Phạm Thị Trà My và Nguyễn Đình Lượng, đều là người cùng quê (Can Lộc) với Bộ Trưởng Trần Hồng Hà.
Chương-trình ca-nhạc tháng Mười Một - Những Ca-khúc Tìm Quen
Bà Elizabeth Warren hiện dẫn đầu trong cuộc bầu cử sơ bộ thuộc đảng Dân Chủ cho nên cần tìm hiểu lập trường chính trị của bà.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.