Hôm nay,  

Hiệp Định Genève, 50 Năm Nhìn Lại: Lực Lượng Giáo Phái Chống Lại Thủ Tướng Diệm

18/09/200400:00:00(Xem: 5789)
Kỳ 19
LTS. Tiếp theo phần 1 của loạt bài " Vĩ tuyến 17, Hiệp định Genève, 50 năm nhìn lại", đăng vào số báo thứ Bảy hàng tuần, kể từ đầu tháng 9/2004, VB giới thiệu tiếp phần 2 về tình hình tại miền Nam từ sau Hiệp định Genève đến cuối năm1955. Loạt bài này được biên soạn dựa theo các tài liệu sau đây: Quân lực VNCH trong giai đoạn 1946-1955( Khối Quân sử/Phòng 5/Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH); Đông Dương Hấp Hối của cựu Đại tướng Quân đội Pháp Henri Navarre; hồi ký của các cựu Tướng lãnh VNCH: cựu Trung tướng Trần Văn Đôn, cựu Thiếu tướng Đỗ Mậu, cựu Đại tướng Cao Văn Viên; Việc từng ngày 1945-1964 của tác giả Đoàn Thêm; tài liệu riêng của VB.
* Lược ghi về hoạt động của Bình Xuyên
Như đã trình bày, lực lượng Bình Xuyên gồm có:2,000 quân, 1,500 công an xung phong, 10,000 đảng viên "mặt trận Bình Dân".Số 2,000 quân được chia thành 5 tiểu đoàn đánh số từ 1 đến 5. Các tiểu đoàn này đóng quân tại bản doanh cầu chữ Y, Rừng Sát và đôi khi điều động 1 đơn vị hoạt động tại Bà Rịa. Tổng chỉ huy lực lượng Bình Xuyên là Thiếu tướng Lê Văn Viễn (Bảy Viễn); tham mưu trưởng: Đại tá Thái Hoàng Minh; Chỉ huy khu vực Rừng Sát: Trung tá Nguyễn Văn Hiểu; Chỉ huy khu Nhị Thiên Đường và Rạch Cát: Trung tá Tư Đen. Những cấp chỉ huy trọng yếu khác như Trung tá Mười Lực, Trung tá Phước và Thiếu tá Bảy Môn.Ngoài lực lượng quân chủ lực, Bình Xuyên còn có lực lượng công an xung phong do Lai Văn Sang thành lập. Lai Văn Sang là cố vấn của Bảy Viễn, đồng thời là Tổng giám đốc Tổng nha Cảnh sát-Công an,đã tổ chức cho Bình Xuyên một lực lượng công an xung phong gồm 1,500 người. Lai Văn Sang thành lập ra công an xung phong nòng cốt và dùng đảng viên Mặt trận Bình Dân làm lực lượng nòng cốt.
Về địa bàn hoạt động, Pháp rất tin tưởng ông Bảy Viễn nên đã giao cho Bình Xuyên trọn quyền kiểm soát vùng Sài Gòn, Chợ Lớn và cả đặc khu Rừng Sát, căn cứ cũ của Bình Xuyên, để chống lại Việt Minh, đồng thời giao cả việc bảo vệ thủy lộ từ biển vào thương cảng Sài Gòn.Bình Xuyên được hưởng rất nhiều đặc quyền về thương mại, khu vực lan rộng đến Vũng Tàu. Bình Xuyên được phép đốn cây trong rừng, thiết lập các đoàn tàu vận tải, thiết lập các công ty trên lộ trình từ Sài Gòn đi lục tỉnh và Vũng Tàu. Từ những đặc quyền nêu trên, Bình Xuyên đã điều hành 1 hệ thống độc quyền về vận tải đường bộ tại Nam Việt.Bình Xuyên còn được phép mở sòng bạc Đại Thế Giới ở Chợ Lớn, sòng bạc Kim Chung ở Sài Gòn, và nhà chưá Bình Khang. Số tiền thu được sung vào quỹ riêng của Bình Xuyên, phần lớn ngân khoản đều dành vào việc phát triển tổ chức các đơn vị quân đội của lực lượng này.
* Lực lượng giáo phái lập mặt trận chống Thủ tướng Ngô Đình Diệm
Khi Thủ tướng Ngô Đình Diệm lên chấp chánh, công việc đầu tiên của vị thủ tướng toàn quyền này là thống nhất quyền hành, thống nhất quân đội, và diệt trừ các tệ đoan xã hội. Ngày 1-1-1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm buộc Bình Xuyên phải đóng cửa hai sòng bạc Kim Chung, Đại Thế giới và nhà chứa gái mại dâm ở Vườn Lài. Thủ tướng Ngô Đình Diệm đồng ý bồi thường cho Bảy Viễn một số tiền lớn để khuếch trương kinh doanh một cách đứng đắn.
Theo phân tích của Khối Quân sử/Phòng 5/Bộ Tổng Tham Mưu QL.VNCH, từ việc làm ăn bất chánh một cách dễ dàng, kiếm tiền nhanh chóng, Bảy Viễn và thuộc hạ đã sống cuộc đời đế vương, xa xỉ. Do đó, khi quyền lợi bị va chạm, Bảy Viễn bắt đầu bất bình với Thủ tướng Ngô Đình Diệm.Từ khi quyền lợi bị va chạm đến việc quyền hành mỗi ngày bị thu hẹp, Bãy Viễn đã sẵn sàng liên kết với những ai cũng có quyền lợi bị va chạm như mình, để tạo thành 1 thế lực lật đổ chính phủ. Trước hết là Pháp, Pháp không muốn ảnh hưởng và quyền lợi bị trao sang tay Hoa Kỳ, nên đã xúi giục và hậu thuẫn ngầm cho những cá nhân và đoàn thể chống lại Chính quyền của Thủ tướng Ngô Đình Diệm. Kế đến là những phe nhóm thân Pháp, những người này không muốn chính quyền của Thủ tướng Ngô Đình Diệm được duy trì, vì rằng một khi chính quyền này vững mạnh thì họ sẽ mất hết quyền lợi. Sau hết là lực lượng giáo phái.

Cũng theo ghi nhận của Khối Quân sử/Phòng 5/BTTM, Thủ tướng Ngô Đình Diệm đã ra lệnh cho Bộ Quốc phòng cắt bớt các khoản tiền tài trợ cho các giáo phái, và sát nhập các lực lượng quân sự của các giáo phái vào Quân đội Quốc gia, ngoài ra, Thủ tướng Ngô Đình Diệm quyết xóa bỏ tất cả những đặc quyền địa phương do Pháp trước đây dành cho các giáo phái.Hiệu qủa của sự liên kết này là việc thành lập ra Mặt Trận Thống Nhất Toàn Lực Quốc Gia". Trong một cuộc họp báo ngày 4-3-1955, đại diện tổ chức này đã công bố về sự liên kết của các giáo phái thể hiện trong mặt trận trên.
* Lực lượng giáo phái gửi tối hậu thư cho Thủ tướng Ngô Đình Diệm
Ngày 21-3-1955, trong 1 bản kiến nghị được xem như là tối hậu thư, Mặt Trận Thống Nhất Toàn Lực Quốc Gia yêu cầu Thủ tướng Ngô Đình Diệm trong kỳ hạn 5 ngày phải cải tổ toàn diện nội các. Bản kiến nghị đã được ký bởi : Hộ pháp Phạm Công Tắc, Giáo chủ Cao Đài; các trung tướng giáo phái Nguyễn Thành Phương, Trần Văn Soái; các thiếu tướng giáo phái Lê Văn Viễn, Lâm Thành Nguyên, Lê Quang Vinh và Trịnh Minh Thế. Riêng Thiếu tướng Trịnh Minh Thế, người về hợp tác với Chính phủ Ngô Đình Diệm ngày 13-2-1955, đã có lời ghi thêm trong bản kiến nghị như sau: "Tôi là Thiếu tướng Quân đội Quốc gia cố nhiên không có quyền làm chính trị. Nhưng vì nhận rõ nguy cơ chung của dân tộc, tôi tán thành bản quyết định này."
Phản ứng đầu tiên của Thủ tướng Ngô Đình Diệm đối với bản quyết định này là ông đã xác nhận lại lập trường của Chính phủ với những điểm chính như sau:
-Phải thống nhất quân đội sau khi chiến tranh chấm dứt.
-Không còn lý do tồn tại của các lực lượng giáo phái.
-Phải thống nhất hành chính, không thể nào duy trì tình trạng địa phương.
Ngày 24-3-1955, ngày áp chót của thời hạn trong tối hậu thư của Mặt Trận Thống Nhất Toàn Lực Quốc Gia, Thủ tướng Ngô Đình Diệm lên Đài phát thanh đọc một bản tuyên bố kêu gọi quốc dân và tỏ lời với các giáo phái. Thủ tướng Ngô Đình Diệm nói:
"Trong thời kỳ người Pháp còn điều khiển cuộc chiến ở Việt Nam, vì những quan niệm và hoàn cảnh hồi đó, nên bên cạnh đạo quân viễn chinh Pháp, ngoài Quân đội Quốc gia, còn có những lực lượng bổ túc. Nhưng nay nước nhà đã độc lập, dù ai lãnh đạo chính quyền, cũng phải thống nhất các lực lượng võ trang hiện nằm trên lãnh thổ để tạo thành một quân đội Quốc gia duy nhất, dưới một quyền chỉ huy duy nhất, theo ý tôi, những đoàn thể võ trang, sau khi tuyên bố hợp tác, nếu vẫn kiểm soát những khu vực, những địa điểm riêng biệt trên lãnh thổ, là trái với nguyên tắc thống nhất quân đội và quyền lợi của quốc gia.
Thủ tướng Ngô Đình Diệm nhấn mạnh: " Hãy giải quyết dứt khoát vấn đề thống nhất quân đội, rồi sau đó, sẽ giải quyết các vấn đề chính trị."Phần cuối của bản tuyên bố, Thủ tướng Ngô Đình Diệm mời các lãnh tụ giáo phái và các đoàn thể đến Dinh Độc Lập thảo luận.
Ngày 25-3-1955, ngày cuối cùng của tối hậu thư, mặt trận họp phiên đặc biệt để nghiên cứu bản tuyên bố của Thủ tướng Ngô Đình Diệm.Tại buổi họp, các đại diện giáo phái và đoàn thể chia thành 3 nhóm rõ rệt: một nhóm ôn hòa chủ trương thương lượng với Chính phủ. Nhóm nàøy gồm Tướng Trịnh Minh Thế và Lâm Thành Nguyên. Một nhóm dè dặt ít phát biểu ý kiến là nhóm của Trung tướng Nguyễn Thành Phương, và 1 nhóm quyết chống Chính phủ, sẵn sàng dùng vũ lực, đó là các tướng Lê Văn Viễn và Lê Quang Vinh.
Buổi chiều, cuộc thương thuyết giưã Thủ tướng Ngô Đình Diệm và mặt trận đã diễn ra ở Dinh Độc Lập. Bên mặt trận chỉ có Tướng Lâm Thành Nguyên là thành viên trong Chủ tịch đoàn, còn các nhân vật khác thì nhờ người đi thay. Thủ tướng Ngô Đình Diệm tuy không bằng lòng nhưng vẫn nói chuyện. Mặt trận vẫn đòi cải tổ toàn diện nội các và lập chính phủ mới với các thành phần được Mặt trận chấp thuận. Thủ tướng Ngô Đình Diệm nhắc lại lập trường đã tuyên bố: Thực hiện sự thống nhất Quân đội xong sẽ bàn tới chính trị." (Kỳ sau: Bình Xuyên nổ súng, gây hấn tại Sài Gòn).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.