Hôm nay,  

Thi Sĩ Và Thế Giới

18/09/200400:00:00(Xem: 5088)
Diễn văn Nobel 1996
Wistawa Szymborska
Người ta nói, câu mở đầu bất cứ một bài diễn văn luôn là câu khó nhất. Như vậy là, tôi đã bỏ được cái khó đó ở phía sau mình rồi. Nhưng tôi có cảm giác, những câu sắp sửa - câu thứ ba, thứ sáu, thứ mười, và cứ thế, cho tới dòng cuối - cũng khó chẳng thua, bởi vì, ở đây, tôi muốn nói tới thi ca. Tôi có nói một tí, cứ kể như là chưa nói gì, về nó. Và cứ mỗi lần tính nói, tôi lại nghi, rằng, mình biết gì mà thưa thốt. Vì vậy mà bài nói chuyện của tôi sẽ ngăn ngắn. Ngắn chừng nào dễ giấu được cái dở của mình chừng đó.
Những nhà thơ đương thời thường tỏ ra bi quan - và ngay cả, hồ nghi, và có lẽ, đặc biệt - về chính họ. Họ rất ngần ngại, khi công khái thú nhận, rằng mình là thi sĩ, như thể họ có chút xấu hổ, nhục nhã, vì là nhà thơ. Nhưng vào những lúc ồn ào bát nháo như lúc này, thật dễ nhận cái dở của bạn, nếu chúng được gói ghém thật quyến rũ, hơn là nhìn ra cái hay của chính mình, khi nó lặn sâu đến nỗi chính bạn cũng chẳng còn tin vào nó nữa. Khi phải kê khai lý lịch, điền đơn từ, hoặc khi trò chuyện với người lạ - nghĩa là khi chẳng thể nào tránh nổi chuyện nói về nghề nghiệp của mình - những nhà thơ thường ưa dùng từ chung chung là "người viết", "writer", hoặc, thay thế từ "thi sĩ" bằng tên của bất kỳ công việc 'làm thêm’ của người đó. Những nhân viên bàn giấy, và những hành khách xe buýt thường đáp ứng bằng một cái nhướng mày hồ nghi, hay hoảng hốt, khi họ khám phá ra họ đang đối diện với một nhà thơ. Tôi nghĩ, những triết gia cũng gặp phản ứng tương tự. Tuy nhiên, triết gia dù sao cũng ở trong một hoàn cảnh khá hơn, bởi vì, họ có thể xưng danh, thay vì triết gia, thì là, “giáo sư triết”. Giáo sư triết, nghe có vẻ đáng kính đấy chứ!
Nhưng làm gì có “giáo sư thơ”. Sự việc nó như thế này, theo tôi: Thi ca là một công việc đòi hỏi một nghiên cứu đặc biệt, những thường xuyên kiểm tra, những bài viết có tính lý thuyết kèm tiểu sử và chú dẫn, và sau hết, những văn bằng với những lễ nghi của chúng. Và điều này, tới lượt nó, lại đẻ ra một sự kiện, là, không phải bạn cứ bôi thơ, cho dù là thơ hay, đầy, hết trang giấy này tới trang khác, là thành nhà thơ! Điều mà bạn cần, là một cái mộc của nhà nước chứng nhận bạn là thi sĩ. Bạn chắc còn nhớ, niềm kiêu hãnh của thi ca Nga, nhà thơ sau này được Nobel, Joseph Brodsky, đã từng bị lưu đầy nội xứ, là dựa trên nền tảng nói trên. Nhà nước gọi ông là “một tên ăn hại”, bởi vì ông thiếu giấy chứng nhận của nhà nước cho phép ông là thi sĩ.
Cách đây vài năm, tôi có vinh dự được gặp nhà thơ Brodsky, bằng xương bằng thịt, trước mắt tôi. Và tôi nhận ra là, trong số tất cả những nhà thơ mà tôi được biết, ông là người độc nhất rất khoái cái chuyện “tớ tự coi tớ là một thi sĩ”. Ông nói lên từ này một cách rất ư là vô tư, thoải mái, không tỏ ra bị ức chế, mà đúng ra, ngược hẳn lại: Ông nói tớ là thi sĩ theo cái kiểu tự do mà có vẻ thách đố. Như thể, sự thể nó phải như vậy, bởi vì ông nhớ lại những đối xử tàn nhẫn mà ông đã từng trải qua khi còn trẻ.

Ở những xứ sở may mắn hơn, một khi phẩm giá con người không bị hiếp đáp, làm nhục những nhà thơ bèn mong được in thơ, đọc thơ, và hiểu thơ, lẽ tự nhiên là như vậy, phải không bạn" Nhưng họ làm ít, và có lẽ phải nói, chẳng làm gì, trong cái việc, coi mình hơn hẳn đồng bọn, hoặc vượt lên khỏi sự nghiệt ngã thường ngày.Tuy nhiên, cũng chẳng lâu la gì, vào thập niên đầu thiên kỷ, mấy ông thi sĩ đã gây sốc cho chúng ta, bằng cách ăn mặc lố lăng, bằng cách cư xử hợm hĩnh. Nhưng tất cả những trò đó, là chỉ mong được công chúng để ý đến đám tụi mình một tí mà thôi. Luôn sẽ xẩy ra, là, vào một thời điểm nào đó, nhà thơ sẽ đóng sập cửa phòng của mình lại, tụt áo choàng, cân đai, mũ mãng, luôn cả ba trang bị thơ ca khác, và đối diện – lặng lẽ, kiên nhẫn đợi chờ con người thực của mình - với trang giấy trắng, và chỉ cái điều sau cùng này mới đáng kể.
Cũng không phải là chuyện ngẫu nhiên, tiểu sử bằng phim ảnh của những khoa học gia và nghệ sĩ được sản xuất theo kiểu qui mô. Những nhà giám đốc nhiều tham vọng tìm cách tái tạo, một cách thật là thuyết phục, tiến trình sáng tạo đưa đến những khám phá khoa học quan trọng, hay sự xuất hiện của một kiệt tác nghệ thuật. Và người ta có thể nhận ra rằng có sự thành công ở trong một số hình thức lao động khoa học. Những phòng thí nghiệm, những dụng cụ, máy móc này nọ, chúng “làm ra” đời sống: những cảnh tượng như thế đó, trong một lúc, có thể gây được sự quan tâm ở nơi khán thính giả. Còn những lúc khác, thì sao" Liệu một thí nghiệm, được làm đi làm lại hàng ngàn lần, sẽ đưa đến kết quả như mong đợi" - Một câu hỏi như thế có khi thật là đáng sợ. Phim về họa sĩ có thể thật ngoạn mục, chúng tái tạo gần như mọi tình huống, mọi công đoạn của một họa phẩm nổi tiếng, từ nét chì đầu tiên cho tới cú cọ chót. Âm nhạc như những ngọn trào, ở trong những cuốn phim, về những nhà soạn nhạc. Từ nhịp đầu một giai điệu, ở nơi tai người nhạc sĩ, sau cùng bật ra một tác phẩm lão luyện, dưới dạng đại hòa tấu. Lẽ dĩ nhiên, điều này quá đỗi ngây thơ, và chẳng giải thích được, điều gọi là phút linh cầu, trạng thái tâm linh thường gọi là “hứng khởi”, nhưng ít ra có một điều gì đó, cần nhìn, và cần nghe, ở đây.
Nhưng với thi sĩ, là những gì tệ hại nhất. Hãy coi anh ta kìa, thảm làm sao! "Chàng" ngồi nơi bàn, hay nằm nơi trường kỷ, mắt lim dim, như bất động, như không nhìn đâu đâu, hoặc vách tường, trần nhà. Lâu lâu, chàng vạch một, hay hai dòng, vài con chữ, chỉ để xoá đi, chừng mươi lăm phút sau đó, và thế là, một giờ nữa trôi đi, chẳng để lại một chút gì, chẳng có gì xẩy ra… Ai là người có thể ngồi coi một thứ khùng điên như thế"
[còn tiếp]
NQT

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.