Hôm nay,  

Kiếm Sống Từ Bãi Đào Thiếc

3/14/200100:00:00(View: 5352)
Bạn,
Theo báo Tuổi Trẻ, từ năm 1994 đến nay, rất đông dân nghèo ở tỉnh Quảng Nam và một số tỉnh Miền Trung đã kéo về huyện Trà Mi, một huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, để đào thiếc. Mặc dù đã có những người tử nạn do sập hầm, thế nhưng các tai nạn thảm khốc vẫn không ngăn được dân nghèo kiếm sống từ những bãi đào thiếc mà hiểm nguy ập xuống bất cứ lúc nào. Mời bạn nghe câu chuyện ở các bãi đào thiếc ở Trà My theo ghi nhận của phóng viên báo Tuổi Trẻ. Từ thị trấn huyện Trà My, Quảng Nam, đi men theo đường mòn vượt dòng sông Trường, sông Nước Oa ngầu đục, dân thập phương vào đến những bãi đào đãi thiếc dưới chân dãy núi Hòn bà. Từ khúc sông này ngược về phía thượng nguồn, chúng tôi thấy có hàng trăm lòng tre, lòng thung bị khoét rộng đến đôi ba chục mét, sườn núi bị khoét rộng đến đôi ba chục mét, sườn núi bị đào bạt thành những vách dựng đứng, cao ngất, cây cối bật gốc chỏng chơ, hàng ngàn tảng đá bị quật lên ngổn ngang thành một bãi đá rộng khoảng 80 ha. Tìm cách gợi chuyện với hai người đang đảo thiếc trong một khe sâu, phóng viên báo Tuổi Trẻ được họ tiết lộ: mỗi người đào mỗi ngày được 3-4 kg quặng, mỗi tháng trừ chi phí mỗi người cũng kiếm được trên 1 triệu đồng. Cũng theo lời họ thì dân đào đãi thiếc ở Nước Oa đông nhất là dân Quảng Nam, kế đến là Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thanh Hóa...Chỉ cần một cây xà beng và chiếc cuốc cáu cạnh là một tốp hai, ba người cứ đứng trên sườn núi Hòn Bà mà xạc đất đá xuống dòng sông Trường, sông Nước Oa. Đất đá thì lấp sông còn quặng thiếc sẽ đọng lại.

Bãi đào thiếc lớn nhất là bãi Trà Giang. Nơi đây dân đào thiếc đã bắc một chiếc cầu máng khoảng hơn 300 mét ngang qua một khe sâu gần 10 mét để đưa nước từ bên kia núi sang bên này núi làm cho đất mềm ra để dễ đào bới quặng thiếc. Người dẫn đường cho phóng viên cho biết chiếc cầu máng này đã bị các toán kiểm tra phá bỏ nhiều lần nhưng khi toán kiểm tra về thì cầu lại mọc lên. Khu vực đầu nguồn thủy điện Nước Oa, dọc chân núi Hòn Bà là hai xã Trà Giang, Trà Tân, nơi có trữ lượng quặng thiếc lớn nhất nên từ năm 1994 dân tứ xứ kéo về đây đào đãi thiếc. Năm 1996 có một hầm thiếc ở Trà Giang bị sập và đã chôn vùi bảy người đào đãi thiếc xấu số. Từ đó đến nay, hầu như năm nào cũng có vài người đào đãi thiếc bị chôn vùi dưới lòng đất do sập hầm.

Nạn đào đãi thiếc diễn ra mấy năm nay đã gây bao thảm họa cho dân vùng cao. Theo trung tâm Y tế huyện Trà Mi, qua đợt khám bệnh đầu năm 2000 cho dân thôn 4, thôn 5 xã Trà Giang, đã phát hiện có đến 95% phụ nữ vùng này bị mắc bệnh phụ khoa do thường xuyên tắm giặt nước khe suối ở bãi thiếc. Một người già than vãn: Khổ dân chúng tôi lắm. Cái sông Nước Oa này bị bẩn từ lâu rồi, không còn nước cho con trâu, con bò uống được, cho đàn bà con nít tắm giặt. Còn nước uống thì dân làng phải đi xa cả nửa buổi đường, vào tận các thung sâu mới gùi về được mươi quả bầu đựng nước. Chắc rồi có ngày dân làng Nước Oa này bỏ đi nơi khác thôi. Một viên chức xã Trà Giang cho biết nạn đào đãi thiếc vào mùa mưa đã làm sạt lỡ đồi núi, sông suối, gây lũ quét mạnh hơn tại địa phương.

Bạn,
Cũng theo báo quốc nội, xã Trà Giang đã mất đứt hơn chục hecta đất dọc hai bên khe suối, mất cả hơn 100 hecta rừng đầu nguồn sông Nước Oa khiến cho địa hình địa vật biến đổi, sông Nước Oa cũng thay đổi dòng chảy thiếu nước. Trưởng ban quản lý điện Trà My, ông Richsiman, cho biết từ năm 1998 đến nay bình quân nhà máy thủy điện Nước Oa mất khoảng 30% công suất hoạt động do thiếu nước, và bây giờ thì nhà máy đang ngưng hoạt động hẳn chỉ vì các bãi đào đãi thiếc ở Trà My.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Cuộc chiến thanh trừng hay chống tham nhũng? Bây giờ lộ ra rằng ngân hàng chỉ là nơi gom tiền đồng bào để quan chức rủ nhau đục khoét... Vậy là nợ xấu lại dồn cho chính phủ.
Miền Tây sẽ chìm dưới mặt nước biển… đó là viễn ảnh có vẻ như khó ngăn cản, theo lời báo động từ các chuyên gia.
Sài Gòn nổi tiếng về ẩm thực… ai cũng biết. Và cũng nổi tiếng về sự cởi mở, ai cũng biết – do vậy, mới có cuộc xuống đường mấy ngàn người hỗ trợ các bạn giới tính thứ ba.
Chỗ nào cũng nghe tiếng than dậy trời... kêu cứu, xin kêu cứu. Mới biết cõi này là khổ. Báo Người Lao Động kể: Chủ hụi ôm tiền tỉ "mất tích", 77 nạn nhân gửi đơn kêu cứu... Hàng chục tiểu thương tại một huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam phải kêu cứu cơ quan chức năng vì chủ hụi bất ngờ "mất tích".
Trước tiên là mắt... Có phải vì ngaỳ nào cũng ngó thấy hình ông Hô cho nên rủ nhau ngứa mắt? Báo SGGP kể rằng theo thống kê của Bệnh viện Mắt Trung ương, hiện nay có khoảng 3 triệu trẻ em trên cả nước mắc tật khúc xạ về mắt, trong đó 2/3 là bị cận thị, tập trung chủ yếu ở đô thị với tỷ lệ chiếm 30 - 35%.
Báo Tuôi Trẻ ghi nhận một con số: '70% giáo viên phổ thông không có năng khiếu sư phạm'... Ông Nguyễn Đình Anh, nguyên trưởng Phòng giáo dục chuyên nghiệp Sở GD-ĐT Nghệ An, đưa ra con số "gây sốc" trên tại Hội thảo giáo dục 2017 về chất lượng giáo dục phổ thông.
Đà Nẵng không còn như xưa... Sơn Trà hoàn toàn khác... Các hô phụ huynh cũng không hệt như những ngày xưa cũ...
Vậy là tới mùa chay... Tới mùa rủ nhau ăn chay... Các thành phố hóa ra cũng tâm linh rất mực... Báo Tuổi Trẻ kể: Thực phẩm chay trong mùa 'cháy hàng'...
Trong khi lẽ ra việc cứu những con chó từ các lò mổ phải là của chính phủ, của Sở Thú Y… vậy mà, không cơ quan nào bận tâm hết… Thế là, một nhóm trẻ bắt tay vào việc.
Câu chuyện 2 nhà sư hát dòng nhạc Bolero tuyệt vời lên đài truyền hình dự thi bây giờ hóa ra không phải nhà sư thật, chỉ là người tự tu trong một ngôi chùa ngoài luồng...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.