Hôm nay,  

Tệ Nạn Luộc Sách

27/02/200300:00:00(Xem: 4996)
Theo báo quốc nội, trên thị trường sách tại TPSG hiện nay xuất hiện tình trạng "luộc" sách gần như 99% khiến không ít những người làm sách bị ăn cắp bản quyền trắng trợn phải chịu thiệt thòi nhưng không biết gõ cửa kêu ai, vì rằng chính nhà xuất bản cũng không làm sao nắm hết nội dung, không rõ tên tác giả được cấp phép có bị trùng với ấn phẩm của nhà xuất bản khác hay không. Báo Lao Động đã ghi lại một trường hợp của tệ nạn này với nội dung.
Ngày 21/2/2003, dịch giả Cao Xuân Nghiệp đến trình bày với báo Lao động: "Năm 1986, NXB Mũi Cà Mau có in quyển sách dịch của tôi tựa đề là "Calevala, truyện dân gian Phần Lan" (dịch từ bản tiếng Nga). Tác phẩm này sau đó đã được Uỷ ban Nhà nước Kalevala của Phần Lan trao tặng Huy chương Bạc thông qua Đại sứ quán Phần Lan tại Hà Nội. Năm 1991, Nhà xuất bản Mũi Cà Mau đã tái bản cuốn sách này. Nhưng thật bất ngờ, vừa qua, tại một cửa hàng sách, tôi đã bắt gặp cuốn "Truyện dân gian Phần Lan" do Nhà xuất bản Văn nghệ TPSG xuất bản. Cuốn sách này ngoài bìa có ghi Tô Đình (sưu tập), thực chất chính là quyển Calevala mà tôi đã dịch. Ông Tô Đình đã bỏ bớt vài trang mở đầu và vài trang cuối, còn lại toàn bộ 32 chương đều in lại nguyên văn".

Khi so sánh cuốn của ông Cao Xuân Nghiệp ("Calevala-truyện dân gian Phần Lan" - in năm 1986) và của ông Tô Đình (sưu tập) ("Truyện dân gian Phần Lan", nộp lưu chiểu quý II năm 2000), có thể thấy phần giống nhau "y nguyên từng dấu chấm, phẩy". Chỉ đoạn mở đầu bị "xén" mất và cuốn sách in sau của Tô Đình đột ngột chấm dứt khi chưa kết thúc chương 29 - ""Viaynemaynen đánh đàn Cantêlê", khiến cho phần còn lại của tác phẩm bị hụt hẫng. "Calevala" là một dạng sử thi nổi tiếng của Phần Lan, được truyền miệng qua nhiều đời và được viết thành văn bản vào năm 1835. Với một cuốn sách được tác giả Cao Xuân Nghiệp dịch khá kỹ lưỡng, công phu như thế,việc "in lại" nguyên xi, thậm chí còn tuỳ tiện cắt xén phần đuôi dưới dạng sách khổ nhỏ cho thiếu nhi là một việc làm thiếu tôn trọng tác giả và độc giả. Hơn nữa, khi đề tên tác giả của cuốn sách "mới" này, NXB Văn nghệ chỉ kèm theo hai chữ "sưu tầm" mà không dẫn ra sưu tầm từ đâu, của tác giả nào. Phía sau cuốn sách có ghi "nơi phát hành: Nhà sách Hồng Ân, 20 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, TPSG" và giá sách là 20 ngàn đồng. Như thế, yêu cầu của dịch giả Cao Xuân Nghiệp là Ban giám đốc NXB Văn nghệ phải giải thích công khai, rõ ràng về việc cho xuất bản cuốn sách trên là thoả đáng và cần thiết.
Bạn,
Cũng theo báo LĐ, đây chỉ là một trường hợp tác giả viết đơn nêu đích danh cụ thể tác phẩm bị "luộc", còn rất nhiều tác giả khác bị ăn cắp bản quyền một cách trắng trợn nhưng không dám đi kiện nhà xuất bản vì ngại dây dưa, phiền hà, tốn thời gian mà nếu thắng kiện cũng chưa chắc bù lại được những hao phí đã bỏ ra. Hiện vẫn còn nhiều người kiếm lời nhờ chiêu in lại sách của những dịch giả trước 1975 ở miền Nam, chỉ đổi tên sách. Tác giả Giang Hà Vỵ cho in cuốn "Ngàn cánh hạc" (tiểu thuyết của Nhật) tại NXB Tổng hợp Kiên Giang vào năm 1988 gần giống "y khuôn" với tác phẩm "Rập rờn cánh hạc" của dịch giả Nguyễn Tường Minh in năm 1974 tại Nhà xuất bản Sông Thao (Sài Gòn). Tiếp đến là cuốn "Sóng tình" (NXB Văn hóa Thông tin in năm 2001) cũng của Giang Hà Vỵ "dịch" y như "Tiếng sóng" của Nguyễn Tường Minh và Đỗ Khánh Hoan do NXB Sông Thao in năm 1971.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.