Hôm nay,  

Hiểm Họa Tại 1 Mỏ Vàng

05/07/200600:00:00(Xem: 2324)

Bạn,

Theo ghi nhận của báo quốc nội, tại tỉnh Quảng Nam, nhiều năm qua hàng trăm gia đình cư dân sinh sống dưới chân núi mỏ vàng Bông Miêu thuộc xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh luôn sống trong tâm trạng lo âu thấp thỏm, bởi chất cyanua dùng trong việc đãi vàng đã ngấm vào lòng đất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, và một số gia đình  tại  khu vực này đã có những đứa trẻ sinh ra bị dị dạng, khờ khạo. Báo Người Lao Động ghi nhận về hiểm hoạ này qua đoạn ký sự như sau.

Một ngày cuối tháng 6, khi phóng viên trở lại mỏ vàng Bông Miêu thì nhận được tin ống nước thải của Công ty Khai thác vàng Bông Miêu vừa bị bể, nước chảy tràn lan ra các sông suối, ngấm vào lòng đất. Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Quảng Nam đã vào cuộc tiến hành lấy mẫu nước xét nghiệm nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả. Người dân vô cùng lo lắng. Theo  UB xã Tam Lãnh, ngày trước mỗi ngày có đến hàng trăm thợ vàng từ khắp nơi đổ về mỏ vàng Bông Miêu để khai thác. Hầu hết đều dùng chất cyanua để phân loại tìm vàng nên lượng chất độc này chảy tràn lan xuống các sông, suối ngấm vào lòng đất. Không ít các ông chủ đãi vàng còn về tận xóm dân cư đặt xưởng phân loại vàng.

Từ khi Công ty Khai thác vàng Bông Miêu đi vào hoạt động gần 1 năm nay, mỗi ngày công ty này sử dụng hàng trăm ký cyanua để đãi vàng, hơi độc bốc lên tạo thành một đám mây đen che phủ trên vùng đồi núi Bông Miêu. Theo lời của người dân, hầu hết nước ở các con suối quanh khu vực mỏ vàng Bông Miêu đều đục ngầu. Không ít lần người dân phát hiện cá chết hàng loạt ở các con suối chưa rõ nguyên do. Nhiều người đi thả lưới, đánh cá dưới sông đã bị ngứa chân khó chịu.

Đặc biệt, vài năm trở lại đây ở các thôn quanh mỏ vàng Bông Miêu đã xuất hiện nhiều trường hợp trẻ em sinh ra bị dị dạng và có biểu hiện khờ khạo, không bình thường. Ông Nguyễn Văn Trí kể lại: "Cách đây 2 năm, khi chị T. (thôn Bồng Miêu) sinh ra đứa con bị dị dạng, ai ai cũng lo sợ hoang mang. Đứa bé vừa chào đời đã tử vong. Sau đó, chị T. lại sinh đứa con thứ 2 nhưng cũng bị bệnh khờ khạo".

Bạn,

Cũng theo báo NLĐ, không chỉ có trường hợp của phụ nữ  T. nói trên  mà trường hợp nhiều người trong các xóm cũng gặp tương tự. Người dân ở đây rất lo lắng về nguồn nước đang bị ô nhiễm bởi hầu hết người dân quanh khu vực vàng Bông Miêu đều dùng nước uống từ giếng đóng. Trong khi đó, nhiều năm qua nước thải có chất cyanua ngấm vào lòng đất từng ngày.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.