Hôm nay,  

Gian Nan Nghề Làm Yến

11/07/200100:00:00(Xem: 5387)

Bạn,
Theo báo Kinh Tế Sài Gòn, tại Hội An có một ngôi nhà ở số 53 Nguyễn Thái Học là nơi lưu giữ một nghề truyền thống của cư dân phố cổ này suốt 400 năm qua: nghề khai thác và chế biến tổ chim yến. Nằm giữa một dãy phố quanh năm nhộn nhịp các hoạt động kinh doanh du lịch, ngôi nhà trông thật lặng lẽ. Trước nhà có treo biển hiệu: “Đội khai thác yến.” Trong nhà, mấy chục người, trai có, gái có, ngồi quanh những chiếc rổ cạp bằng tre đựng những chiếc rổ cạp bằng tre đựng những chiếc vỏ nghêu màu trắng đục. Một phóng viên báo KTSG vào đây đã ngạc nhiên khi chứng kiến những người thợ đang làm việc và lòng tự hỏi: “Tổ yến đấy sao" Món ăn một thời của các bậc vua chúa đấy sao "”
Quan sát việc làm của người thợ, phóng viên đã ghi lại như sau: không biết khi chế biến thành thức ăn, thành dược liệu thì thế nào chứ bây giờ, khi bề mặt còn phủ đầy lông chim, phân chim, bụi phấn, thì tổ yến trông chẳng có gì quyền quý cả. Ngồi giữa ngổn ngang rổ rá, người thợ yến dùng dao nhíp, bàn chải răng tỉ mẩn nhặt lông chim, phân chim làm sạch từng tai yến. Và toàn bộ cái nghề gọi là chế biến yến chỉ có chừng đó, chẳng cầu kỳ, chẳng đòi hỏi tài hoa hay điêu luyện. Nếu có một chút gì gọi là bí quyết nghề nghiệp thì đó là tài chia tai yến thành nhiều loại tùy theo phẩm cấp chất lượng. Không nhiều loại như quế, tai yến chỉ có sáu loại: quan, thiên, bài, mảnh, vụn, địa. Từ quan đến địa giá chênh nhau hơn 30 lần. Một kg yến quan giá đến 3,200 đô nhưng 1 kg yến địa giá chỉ 100 đô. Nghe nói một số người Hoa ở Hội An rất sành nghề chế biến tai yến, có thể biến yến vụn, địa (yến bị gãy, bể) thành yến quan, thiên. Thế nhưng khi phóng viên kể lại điều này thì hầu hết thợ yến đều cười phì. Anh Trần Bé, 17 năm trong nghề, nói: “Đừng mong tìm cái gì đặc biệt của nghề này vì nếu có, nó cũng không bộc lộ ra ngoài. Nghề yến không cần tài hoa và tuyệt đối cấm kỵ những mánh lới gian xảo. Người làm yến phải có lòng kiên nhẫn. Cầm một tai yến là cầm một chỉ vàng, và hơn thế, cầm bao công sức cùng sự đánh đổi cả tính mạng của người thợ khai thác yến. Làm thợ yến phải trung thực. Giá trị của yến đã được trời định sẵn, không cần phải dùng một thứ xảo thuật nào.”

Bạn,
Cũng theo báo KTSG, hàng năm, vào tháng giêng, các thợ yến lên thuyền ra cù lao Chàm để trông coi các đảo yến. Đến tháng 3, họ lo dựng giàn giáo trong hang để sang tháng Tư thì khai thác yến vụ một. Thu hoạch xong, họ mới được về đất liền. Đến tháng 5-6 lại ra đảo, chuẩn bị khai thác yến vụ hai. Đảo yến là nơi hoàn toàn không có người sống nên những người thợ yến thiếu thốn mọi thứ. Ngày cũng như đêm, họ chỉ nghe thấy tiếng chim trời, tiếng sóng dội vào đá núi. Vài tuần mới có một chuyến tàu chở rau quả, thức ăn cùng nước ngọt ra đảo, song những khi trời động, ghe thuyền không đi được, cuộc sống trên đảo lại càng khốn khó hơn. Không có nước ngọt, thợ yến phải ngăn vách đá thành vũng để hứng nước từ núi đá mà uống dù nước này rất độc. Điều đáng sợ nhất trên đảo là mùi phân chim, lông chim. Mỗi tối hàng vạn con chim én bay về hang, thải phân, rủ lông xuống ngay nơi thợ yến ở. Mùi phân chim, lông chim không bay đi đâu được, cứ lồng trong hang nồng nặc. Đáng sợ hơn là phân chim, lông chim còn thấm vào trong đá, trong những vũng nước mà thợ yến trên đảo dành để uống, gây nên các bệnh đường ruột, sỏi thận ở những thợ yến lâu năm.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.