Hôm nay,  

1 Làng Nghề Độc Đáo

2/28/200400:00:00(View: 6492)
Bạn,
Làng nghề kể trong thư này nằm trong một hẻm nhỏ đoạn Quốc lộ 1, xã Long Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang với hàng chục cơ sở lớn nhỏ. Làng nghề "năm quăng", nghe có vẻ ngộ nghĩnh: "Do tụi này chuyên đóng ghe xuồng giá bèo mà thời hạn sử dụng chỉ đúng một năm là quăng bỏ, vậy là chết tên làng luôn." Có ý kiến chê chất lượng kém đó, nhưng có đến tận nơi mới thấy cái hay của làng nghề bởi việc tận dụng nguyên liệu tại chỗ. Báo Thanh Niên viết như sau.
Làng xuồng có thông lệ chung là nhà có con trai thì hầu như đứa nào cũng biết cầm búa, bào gọt điêu luyện, còn cánh đàn bà con gái thì có nhiệm vụ trét, trám ghe xuồng. Mỗi xuồng bán ra với giá từ 90 ngàn -- 100 ngàn đồng (loại xuồng 4 thước), ghe tam bản 5 thước giá 200 ngàn đồng. Vì người mua chủ yếu là dân nghèo nên các chàng chủ nhỏ nơi này phải đi lùng... gỗ tạp. Tùy chất lượng gỗ mà giá chênh lệch nhau vài chục ngàn đồng. Nhưng đa phần đều sử dụng các loại gỗ có sẵn ở vườn nhà như thân cây xoài, sầu riêng, dừa... Chuyện nghĩ ra một sản phẩm với giá cả độc đáo như vậy lại đến từ suy nghĩ của một lão nông. Đâu chừng 30 năm trước, ông Dương Văn Lạc, ở ấp Long An sống khá giả bằng nghề thợ mộc, gặp lúc thị trường ế ẩm ông mới nghiệm ra bà con xứ mình vốn xuất phát từ dân lao động chân tay, lặn hụp trong mùa nước nổi bắt con cá con tôm. Ông hiểu cái mà người dân nghèo cần là một phương tiện khả dĩ để sinh nhai qua ngày bằng nghề câu lợp. Nghĩ là làm, những chiếc xuồng bằng gỗ tạp xài đúng một năm quăng lần lượt ra đời. Thấy ông sống được, hàng xóm cũng theo nhau lập điểm đóng xuồng, lâu dần hình thành một làng nghề nhộn nhịp.

Dương Văn Lam, con ông Lạc năm nay 21 tuổi, từ nhỏ đã theo phụ giúp gia đình trét xuồng, đóng đinh, lớn lên chút thì cầm cưa, bào rồi mê nghề lúc nào không hay. Tuổi trẻ thích bay nhảy lên phố nhưng rồi đi đâu xa Lam cũng thấy nhơ nhớ tiếng bào, cưa đục, mùi gỗ hăng hắc, thấy trông trống chân tay. Thế là dù được cha gợi ý học nghề khác nhưng anh vẫn kiên trì với cái nghề một năm quăng này. Ở làng nghề năm quăng có hàng chục điểm đóng xuồng lớn nhỏ, có điểm treo bảng, có điểm không. Bình quân mỗi điểm thu hút từ 3-10 lao động. Vào mùa nước nổi, cánh thợ trẻ càng tề tựu đông đúc. Anh Nguyễn Dũng, một thợ trẻ trên 5 năm theo nghề ở điểm đóng ghe xuồng ông Lạc cho biết nghề này rất dễ học với cánh thanh niên nông thôn ít chữ. Cứ chịu khó quan sát, siêng năng bào đục, cưa xẻ thì không tới 3 tháng sau là có thể tự tay làm một chiếc xuồng ngon lành. Tuy không cực khổ, phải hít thở nhiều mạt cưa, công việc buồn tẻ vì quanh năm chỉ bào với đục nhưng việc làm lại ổn định.
Bạn,
Báo TN viết tiếp: một năm 365 ngày chỉ nghỉ tay vào tết nhất, giỗ chạp, do vậy so với làm thuê rày đây mai đó, ngày được ngày không thì thợ trẻ làm xuồng yên tâm hơn nhiều. Mỗi ngày một thợ có thể làm từ 2-3 chiếc xuồng, mỗi chiếc được tính công từ 15.000 đồng ăn lên, giá tùy tốc độ mua bán. Hỏi có sợ thất nghiệp không khi đê bao ngày càng khép kín, lũ năm có năm không. Dũng chỉ cười và nói: Không biết nữa, nhưng năm rồi không có lũ, xuồng tuy bán chậm cho bà con vùng lũ, nhưng bù lại ở các vuông tôm người ta lại đây đặt hàng khá bộn. Vùng mình kênh rạch chằng chịt, bà con chèo chống quanh năm, dân mình lại tiết kiệm, tiền đâu mua xuồng tốt một lần. Có lẽ là vậy nên nghề này đã trên 30 nay cứ tồn tại theo thời gian, theo con nước lớn ròng.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Oshin là một danh từ mới khai sinh mấy năm nay, để chỉ các người giúp việc nhà, thời trước ta gọi là người ở, người làm, một việc mà thời phong kiến ông bà mình gọi là "gia nhân." Có một ngôi "chợ oshin" đã khai sinh và hoạt động tấp nập ở Sài Gòn, và được báo Người Lao Động ghi nhận về ngôi chợ dị thường này như sau.
Mùa khô năm nay dù chưa tới đỉnh điểm, nhưng nước ngọt đang trở thành nỗi lo lđối với nhiều cư dân Sài Gòn. Giám đốc Chi nhánh Cấp nước Chợ Lớn, thừa nhận: Thiếu nước nghiêm trọng. Phóng viên báo SGGP ghi nhận như sau.
Gần đây, người dân huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) bàn tán xôn xao về tình trạng trẻ em bị dụ dỗ, bắt cóc đem bán cho những tay "buôn người" để đưa vào TPSG sang qua những người bán mì gõ. Báo Ngưòi Lao Động viết như sau.
Ngày 6 tháng 3 vưà qua, mộr tai nạn thảm khốc xảy ra ở Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai khiến 6 học sinh lớp 10 chết tại chỗ, 16 học sinh khác bị thương nặng. Theo báo Tuổi Trẻ, sau vụ tai nạn này, công an đã "hốt" các xe lam, xe Daihatsu - loại chế biến để chở học sinh. Không có xe đưa rước, trên lộ trình đến trường rất dài, có nơi các học sinh phải đi gần 20 km mới đến trường, nhiều học sinh đã phải đi học rất sớm và về thật trễ.
Ca sĩ trẻ mới vào nghề thường nghĩ, nếu không có người đỡ đầu để vạch ra những chiến luợc phát triển, cùng nguồn tài chính dồi dào và các mối quen biết hậu thuẫn thì dù hát hay mấy cũng khó nhanh chóng nổi tiếng. Cho nên việc tìm kiếm ông bầu đang là mục tiêu của nhiều ca sĩ trẻ nôn nóng nổi tiếng hiện nay. Nhưng khi đã bước chân vào con đường này họ không còn là chính họ. Báo Nười Lao Động viết như sau.
Tỉ lệ trẻ em, phụ nữ VN hành nghề mại dâm tại Cam Bốt, đông nhất là An Giang, Đồng Tháp vẫn gia tăng. Điều đáng lo là số trẻ bị ép bán dâm tại Cam Bốt đều ở lứa tuổi từ 12_16 tuổi. Thậm chí có cả bé gái 8 tuổi cũng bị gia đình đem bán... Báo Gíao Dục Thời Đại viết như sau.
Câu chuyện dưới đây do 1 phóng viên báo Lao Động-Xã hội ghi lại khi phóng viên này đến thăm trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội.Tại trường này, có 1 tổ người mẫu gồm 15 người nam, nữ, ngày ngày phô bày thân thể cho sinh viên vẽ. Báo này viết như sau.
Theo ghi nhận của báo Hà Nội Mới, từ tháng 2 đến nay, có khá nhiều sĩ tử "rớt đài" trong kỳ thi năm trước từ nhiều địa phương đổ dồn về Hà Nội. Trước khi đến các trung tâm luyện thi mong bổ trợ thêm một chút kiến thức, thì việc tìm được một chỗ trọ để tạm "an cư" dùi mài kinh sử cũng không phải là điều đơn giản. Báo này viết như sau.
Theo báo Người Lao Động, khó có thể thống kê chính xác số lượng ca sĩ hành nghề chuyên nghiệp tại SG, nhưng theo Phòng Ca múa nhạc Sở Văn hóa Thông tin CSVN Sài Gòn, con số ấy ước lượng lên đến gần 3 ngàn, trong đó hơn 2/3 là ca sĩ trẻ. Họ có mặt khắp mọi sân khấu biểu diễn ca nhạc từ nhỏ đến lớn, thậm chí trên các chương trình nhạc trẻ của các đài truyền hình, phát thanh. Bằng đủ mọi cách thức tiếp thị, có người nhanh chóng trở thành "sao" chi phối không nhỏ đến thị trường ca nhạc trong nước.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.