Hôm nay,  

1 Làng Nghề Độc Đáo

28/02/200400:00:00(Xem: 6501)
Bạn,
Làng nghề kể trong thư này nằm trong một hẻm nhỏ đoạn Quốc lộ 1, xã Long Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang với hàng chục cơ sở lớn nhỏ. Làng nghề "năm quăng", nghe có vẻ ngộ nghĩnh: "Do tụi này chuyên đóng ghe xuồng giá bèo mà thời hạn sử dụng chỉ đúng một năm là quăng bỏ, vậy là chết tên làng luôn." Có ý kiến chê chất lượng kém đó, nhưng có đến tận nơi mới thấy cái hay của làng nghề bởi việc tận dụng nguyên liệu tại chỗ. Báo Thanh Niên viết như sau.
Làng xuồng có thông lệ chung là nhà có con trai thì hầu như đứa nào cũng biết cầm búa, bào gọt điêu luyện, còn cánh đàn bà con gái thì có nhiệm vụ trét, trám ghe xuồng. Mỗi xuồng bán ra với giá từ 90 ngàn -- 100 ngàn đồng (loại xuồng 4 thước), ghe tam bản 5 thước giá 200 ngàn đồng. Vì người mua chủ yếu là dân nghèo nên các chàng chủ nhỏ nơi này phải đi lùng... gỗ tạp. Tùy chất lượng gỗ mà giá chênh lệch nhau vài chục ngàn đồng. Nhưng đa phần đều sử dụng các loại gỗ có sẵn ở vườn nhà như thân cây xoài, sầu riêng, dừa... Chuyện nghĩ ra một sản phẩm với giá cả độc đáo như vậy lại đến từ suy nghĩ của một lão nông. Đâu chừng 30 năm trước, ông Dương Văn Lạc, ở ấp Long An sống khá giả bằng nghề thợ mộc, gặp lúc thị trường ế ẩm ông mới nghiệm ra bà con xứ mình vốn xuất phát từ dân lao động chân tay, lặn hụp trong mùa nước nổi bắt con cá con tôm. Ông hiểu cái mà người dân nghèo cần là một phương tiện khả dĩ để sinh nhai qua ngày bằng nghề câu lợp. Nghĩ là làm, những chiếc xuồng bằng gỗ tạp xài đúng một năm quăng lần lượt ra đời. Thấy ông sống được, hàng xóm cũng theo nhau lập điểm đóng xuồng, lâu dần hình thành một làng nghề nhộn nhịp.

Dương Văn Lam, con ông Lạc năm nay 21 tuổi, từ nhỏ đã theo phụ giúp gia đình trét xuồng, đóng đinh, lớn lên chút thì cầm cưa, bào rồi mê nghề lúc nào không hay. Tuổi trẻ thích bay nhảy lên phố nhưng rồi đi đâu xa Lam cũng thấy nhơ nhớ tiếng bào, cưa đục, mùi gỗ hăng hắc, thấy trông trống chân tay. Thế là dù được cha gợi ý học nghề khác nhưng anh vẫn kiên trì với cái nghề một năm quăng này. Ở làng nghề năm quăng có hàng chục điểm đóng xuồng lớn nhỏ, có điểm treo bảng, có điểm không. Bình quân mỗi điểm thu hút từ 3-10 lao động. Vào mùa nước nổi, cánh thợ trẻ càng tề tựu đông đúc. Anh Nguyễn Dũng, một thợ trẻ trên 5 năm theo nghề ở điểm đóng ghe xuồng ông Lạc cho biết nghề này rất dễ học với cánh thanh niên nông thôn ít chữ. Cứ chịu khó quan sát, siêng năng bào đục, cưa xẻ thì không tới 3 tháng sau là có thể tự tay làm một chiếc xuồng ngon lành. Tuy không cực khổ, phải hít thở nhiều mạt cưa, công việc buồn tẻ vì quanh năm chỉ bào với đục nhưng việc làm lại ổn định.
Bạn,
Báo TN viết tiếp: một năm 365 ngày chỉ nghỉ tay vào tết nhất, giỗ chạp, do vậy so với làm thuê rày đây mai đó, ngày được ngày không thì thợ trẻ làm xuồng yên tâm hơn nhiều. Mỗi ngày một thợ có thể làm từ 2-3 chiếc xuồng, mỗi chiếc được tính công từ 15.000 đồng ăn lên, giá tùy tốc độ mua bán. Hỏi có sợ thất nghiệp không khi đê bao ngày càng khép kín, lũ năm có năm không. Dũng chỉ cười và nói: Không biết nữa, nhưng năm rồi không có lũ, xuồng tuy bán chậm cho bà con vùng lũ, nhưng bù lại ở các vuông tôm người ta lại đây đặt hàng khá bộn. Vùng mình kênh rạch chằng chịt, bà con chèo chống quanh năm, dân mình lại tiết kiệm, tiền đâu mua xuồng tốt một lần. Có lẽ là vậy nên nghề này đã trên 30 nay cứ tồn tại theo thời gian, theo con nước lớn ròng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Những người nhện được nhắc đến trong lá thư này là những công nhân của 1 công ty xây dựng. Hàng ngày, họ treo mình trên độ cao chóng mặt không kém gì người nhện trong phim của Hollywood Chính họ, với công việc thầm lặng và vô cùng nguy hiểm, đã góp phần tạo nên những cao ốc lớn trong thành phố Sài Gòn. Báo Tuổi Trẻ viết những công nhân này qua đoạn ký sự như sau.
Theo Sở Thanh tra Bộ Giáo dục-Đào tạo, từ cuối năm 2001 đến nay, các tỉnh thành, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp tại VN đã kiểm tra, rà soát được hơn 1.2 triệu văn bằng chứng chỉ ,qua đó, đã phát giác được gần 7,000 người sử dụng văn bằng chứng chỉ giả, trong số đó có nhiều quan chức giữ các chức vụ trọng yếu tại các địa phương, như chánh án, giám đốc công ty quốc doanh tỉnh, giám đốc, phó giám đốc sở, trưởng phòng các cơ quan chuyên môn. Báo Lao Động ghi nhận hiện trạng này như sau.
Nhắc đến trong lá thư này là những người mà hạnh phúc của họ là nhìn thấy đồng hương có cuộc sống ổn định. Họ sẵn lòng giúp đỡ dù đôi khi chỉ nhận được những lời trách móc, chửi bới và cả lừa lọc từ người mà họ cưu mang. Đó là chuyện của ba người trong một xã nghèo tỉnh Phú Thọ đang tha phương tìm kế sinh nhai. Báo Thanh Niên kể như sau.
Tại VN, có con vào đại học là mơ ước của tất cả những người làm cha, làm mẹ. Đó không chỉ là niềm vui của một gia đình mà đôi khi còn là của cả một dòng tộc. Thế nhưng những khoản chi phí để lo cho con mình được ngồi trên ghế giảng đường lại là một gánh nặng không phải là nhỏ với các bậc phụ huynh, nhất là khi họ là những nông dân quanh năm "bán lưng cho trời, bán mặt cho đất";
Người dân ở TP SG hiện nay có thể mua phim sex dễ dàng như mua tờ báo, bao thuốc lá hay viên thuốc tây. Thậm chí, họ không cần ra khỏi nhà cũng có người sẵn sàng mang đến nếu có nhu cầu.Thị trường băng đĩa "đen" nóng lên sau vụ "hai sinh viên Hải Phòng" và hàng loạt phim sex "made in Vietnam'' được tung ra. Kéo theo đó xuất hiện nhan nhản những đội quân bán hàng di động trên các cây cầu trong thành phố. Báo TNVN viết như sau.
Chuyện này xảy ra tại 1 xã ở miền Bắc VN. Đó là xã Xuân Cẩm thuộc huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Cả xã có bốn thôn ven sông thì đã có ba thôn cắt bán sông thuộc địa phận thôn mình. Các thôn trưởng của ba thôn này đã áp dụng lệ làng hơn phép nước, tự ký hợp đồng bán phần sông chảy qua địa phận của thôn cho các chủ tàu khai tác cát.
Mặc dù mới phát triển vài năm gần đây nhưng nghề trang điểm đã và đang thu hút nhiều cô theo đuổi nghề này làm kế mưu sinh. Những tiệm cho thuê áo cưới, những cửa hàng ảnh viện ngoài những công việc chuyên môn họ cũng mở thêm các lớp dạy trang điểm hàng ngày.
Từ tháng 3 đến nay, trên địa bàn thành phố Sài Gòn, nhưng các đường dây thi thuê vào các trường đại học niên khóa 2004-2005 đã ráo riết vào cuộc. Năm trước, nhiều đường dây bị phát giác, khởi tố, nhưng không vì thế mà hình thức gian lận này không còn. Báo Tuổi Trẻ viết như sau.
Trong cuộc hội thảo giáo dục đại học do Bộ Giáo dục-Đào tạo tổ chức tại Hà Nội cách đây 2 tuần, nhiều nhà nghiên cưú giáo dục trong và ngoài nước đã nhận xét rằng hệ thống giáo dục đại học tại VN quá yếu kém so với các nước trong khu vực Đông Nam Á, không hội đủ các quy chuẩn của đại học quốc tế, và điều đáng nói là các giáo sư, giảng viên đại học đã giảng dạy như là "những thợ dạy", không có thời gian và điều kiện nghiên cứu. Báo Tuổi Trẻ viết như sau.
Khảo sát của Trung tâm Công tác xã hội thanh thiếu niên VN đối với 326 nữ công nhân làm việc tại ba khu công nghiệp - khu chế xuất (KCN-KCX) Sài Gòn là Tân Thới Hiệp, Tân Bình và Linh Trung, cho biết có đến 72.2% thường xuyên bị stress. Báo Tuổi Trẻ ghi nhận một số trường hợp như sau.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.