Hôm nay,  

Họa Sĩ ‘độc Thủ’

26/06/200600:00:00(Xem: 2060)

Bạn,

Khi nói đến họa sĩ, người ta thường liên tưởng đến đôi tay tài hoa, nhưng tại tỉnh Thừa Thiên, có một họa sĩ tên là Nguyễn Mậu Tấn thì hoàn toàn ngược lại. Người làng Trung Chánh, xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên- Huế gọi anh bằng biệt danh "họa sĩ độc thủ" bởi Nguyễn Mậu Tấn chỉ vẽ bằng miệng và bằng một cánh tay đã mất bàn tay. Báo Tuổi Trẻ viết về họa sĩ này qua đoạn ký sự như sau.

Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông (lớp 12), trong một lần khai hoang ở gần nhà, anh cuốc phải mìn còn sót lại từ chiến tranh. Người ta mang Tấn vào Bệnh viện Trung ương Huế. Tỉnh lại sau 15 ngày hôn mê, anh đau đớn biết rằng mình chỉ còn khuỷu tay trái và đôi chân bị tháo ngang khớp gối. Nhiều lần tự vẫn nhưng dường như ông trời không muốn triệt đường sống của anh. Sau những lần đấu tranh tư tưởng quyết liệt, cuối cùng Tấn chấp nhận về nhà sống cùng bố mẹ.Đã sống thì phải sống có ích. Từ suy nghĩ này, anh bắt đầu mày mò tập viết bằng miệng, rồi bằng cánh tay. Sau một thời gian thành thạo, anh Tấn quay sang học vẽ. Nhờ các thầy cô giáo ở Trường trung học An Lương Đông (Phú Lộc) mượn sách chuyên môn của Trường cao đẳng Mỹ thuật, một mình anh tự mày mò nghiên cứu cách chia tỉ lệ, pha màu Tác phẩm đầu tay Tấn vẽ chân dung bố nhưng không đạt. Thế là lại cân đo, xem xét, bắt đầu lại từ đầu. Một năm sau, tài vẽ tranh của anh nổi danh khắp vùng, nhiều người mang ảnh người thân trong nhà nhờ anh họa lại. Giáo viên các trường tìm đến nhờ anh vẽ tranh phục vụ giảng dạy.

Năm 1981, anh là một trong những người khuyết tật đầu tiên ở Thừa Thiên - Huế có tranh triển lãm ở Hà Nội nhân Ngày quốc tế người tàn tật. Sau lần ấy, anh Tấn được Sở Lao động - xã hội lắp chân giả và bắt đầu tập đi. Di chuyển được, anh kiêm luôn cả việc viết tin, bài cho đài phát thanh huyện để kiếm thêm chút tiền mua rau mua gạo. Cũng nhờ tài năng độc đáo này mà anh "bén duyên" cùng cô giáo mầm non Ngô Thị Phát. Khó khăn bắt đầu từ ngày hai vợ chồng có đứa con đầu tiên. Vợ trở lại lớp học sau thời gian sinh con, một mình "bố Tấn" phải ở nhà thay tã, pha sữa cho con. Bốn đứa con lần lượt qua tay anh chăm ẵm những khi vợ đi làm. Sống bằng nghề vẽ thuê tranh truyền thần, tranh minh họa, thậm chí là chân dung, áp phich quảng cáo... vợ chồng anh bươn chải nuôi con qua ngày tháng. Nhiều người ở thành phố vượt 30km về làng nhờ anh vẽ tranh. Thu nhập có khi không được tính bằng tiền mà bằng lúa, gạo, khoai, sắn. Anh Tấn vẽ và làm việc nhà, kể cả việc chăm sóc các con, đều bằng cánh tay và bằng miệng. Nhưng không phải chỉ bấy nhiêu. Ngoài nghề chính vẽ tranh, anh còn học chữ Nôm dịch văn bia và ghi thư pháp, dạy thêm Anh văn, toán, lý cho học sinh trong làng.

Bạn,

Cũng theo báo Tuổi Trẻ, ở làng nghèo Trung Chánh của tỉnh Thừa Thiên,  dân địa phương coi họa sĩ Nguyễn Mậu Tấn là người có tài, học rộng, biết nhiều và luôn dành sự kính trọng, yêu thương.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.