Hôm nay,  

Luyện Thi Cấp Tốc

10/06/200600:00:00(Xem: 2377)

Bạn,

Theo báo quốc nội, ngay sau khi vượt qua kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (dành cho học sinh lớp 12), hiện nay hàng chục ngàn thí sinh ở thành phố Sài Gòn và các tỉnh lân cận lại ngày ngày có mặt tại các lò luyện thi để nhận cấp tốc cái gọi là "các kiến thức và kỹ năng giải đề", hòng giành được một chỗ ngồi ở giảng đường đại học.

Ghi nhận tổng quát về thực trạng thi cử tại Sài Gòn, báo SGGP mô tả rằng cứ gần đến hè, các lò luyện thi lại quảng cáo um sùm về năng lực luyện thi cấp tốc của họ. Đại loại như: tỷ lệ đậu cao đứng hàng đầu; chỉ cần học lực trung bình nếu chịu đến luyện 1 tháng cũng sẽ đậu; trong các câu ôn tập thế nào cũng trúng tủ một vài câu, vì các thầy soạn câu hỏi đều có kinh nghiệm lâu năm... Nhiều lò luyện thi còn trương bảng khai giảng cả 3 ngày 5, 10 và 15-6. Như vậy, nếu thí sinh vào học khóa khai giảng ngày 15/6/2006, thì chỉ được luyện chưa đầy 20 ngày."

Báo SGGP cho biết: năm nay, hầu hết các lò đều đưa ra giá trong tờ rơi quảng cáo 380 ngàn-1 triệu đồng/khóa luyện thi cấp tốc, nhưng thực tế ở nhiều lò, khi thí sinh đến ghi danh lại bị "chặt" cao hơn 100-200 ngàn đồng. Chiều 6-6, tại cơ sở Trung tâm Luyện thi Đại học Sư phạm số 280 An Dương Vương, phóng viên SGGP chứng kiến các lớp luyện thi đã bắt đầu học được hai hôm, các phòng đều kín mít học sinh ngồi học, trung bình mỗi bàn có tới 6 học sinh. Mức học phí cho 3 môn học ở các khối đều là 500 ngàn đồng và phải mua thêm tài liệu hết 38 ngàn đồng/bộ. Còn ở Trung tâm Luyện thi Đại học Bách khoa TPSG, khóa luyện thi cấp tốc có giá 500 ngàn đồng, nếu luyện giải đề phải đóng thêm 200 ngàn đồng/môn với điều kiện phải là thí sinh đang học ôn tại trung tâm. 

Tại 1 trung tâm Luyện thi ở quận Bình Thạnh, trong ngày 6/6, phóng viên SGGP ghi nhận rằng dù đã 4 giờ chiều nhưng số lượng thí sinh đến chờ ghi danh học "cấp tốc" vẫn đông. Phóng viên hỏi người nhận ghi danh về "khả năng thi đậu" khi học tại trung tâm thì nhận được trả lời nghe dễ xiêu lòng: Lớp học thoáng mát. Tỷ lệ đậu trên 80%, mà toàn đậu vào các trường xịn. Giá luyện thi có 2 loại: lớp thường 400 ngàn đồng/học một buổi/ngày, lớp đặc biệt 600 ngàn đồng/học 2 buổi/ngày...

Bạn,

Cũng theo SGGP, nhiều thầy cô giáo dạy bậc trung học phổ thông nhận xét rằng với các khóa luyện thi  cao đẳng-đại học kiểu "mì ăn liền" như vậy thì các thí sinh chỉ có thể ôn luyện một số trọng tâm. Nếu đề thi ra gần với những phần này thì thí sinh sẽ mỉm cười "trúng tủ", còn không thì thí sinh sẽ gặp lúng túng khi làm bài, và nếu thí sinh nào không thực sự có kiến thức nền vững thì tất nhiên sẽ phải rớt.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ô nhiễm môi trường là nan đề... Có vẻ như Việt Nam không đặt làm ưu tiên... Báo Tài Nguyễn & Môi Trường kể chuyện Quảng Ngãi bó tay: Rác tràn lan Quốc lộ 1A, tỉnh Quảng Ngãi bí phương án xử lý.
Học nghề dĩ nhiên là dễ tìm việc hơn học chữ... Bao giờ cũng thế. Báo Dân Sinh kể chuyện Đà Nẵng: Trên 70% học sinh, sinh viên học nghề ra trường có việc làm.... Một bản báo cáo ghi rằng trong đó, một số nghề về dịch vụ du lịch, công nghệ thông tin, cơ khí, công nghệ ô tô, tỉ lệ có việc làm đạt 90 – 100%. Tỉ lệ thất nghiệp của lao động được đào tạo nghề chỉ chiếm 10% - 12% trong tổng tỉ lệ thất nghiệp của thành phố.
Phim nào là phim cấm trẻ em dưới 13 tuổi? Có chàng và nàng nắm tay? Hôn trán hay hôn môi? Hay nữ diễn viên hở hang 50%, hay 80%? Báo Thanh Niên kể rằng một phim bị dán nhãn C13 làm các nhà sản xuất phiền lòng.
Vậy là vào chung kết Giải Túc Cầu AFF... Bản tin TTXVN kể rằng: Sau chiến thắng 2-1 của đội tuyển Việt Nam trước đội tuyển Phillipines trên sân Mỹ Đình, hàng vạn người hâm mộ TP SG đã "tràn" xuống đường hò reo, hô vang khẩu hiệu "Việt Nam vô địch", "Việt Nam chiến thắng"...
Câu chuyện chỉ xảy ra tại thiên đường xã hội chủ nghĩa VN: Cầu vừa đổ bê tông đã sập.
Có phải quan chức VN ưa ném tiền ra cửa sổ? Hay phải chăng, nơi cửa sổ có người thân cán bộ đưa tay chụp tiền…
Lương thấp, tìm việc khó được nhận, khi công ty co cụm là bị cắt sớm… Đó là thân phận nữ công nhân.
Thế là cả nước gian nan với ô nhiễm môi trường. Thủ đô Hà Nội ô nhiễm, miền quê Nam bộ cũng ô nhiễm, miền núi cao Sơn La cũng ô nhiễm, cho tới Đà Nẵng ven biển góc trời cũng ô nhiễm…
Tuyệt vời là cụ Nguyễn Công Trứ. Hy hữu là cụ. Văn hay, chữ tốt, nghịch phá cũng là cụ. Báo Tổ Quốc hôm 29/11/2018 kể rằng sắp tới sẽ có: Nhiều hoạt động văn hóa kỷ niệm 240 năm ngày sinh danh nhân Nguyễn Công Trứ.
Khi phá núi, lại làm hại dân… Đó là trường hợp Hải Phòng. Báo Gia Đình VN kể: Người dân đội 7, xã Liên Khê, (Thủy Nguyên, Hải Phòng) liên tục phản kháng mạnh mẽ trước hoạt động “xẻ thịt” núi hang Bờ Hồ để khai thác đá của Công ty Nguyên Hà.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.