Hôm nay,  

Nhà Rông Ở Miền Núi

03/07/200600:00:00(Xem: 2239)

Bạn,

Theo báo quốc nội, tại VN, đối với cư dân  các sắc tộc thiểu số miền núi, nhà rông là một trong những biểu tượng văn hóa truyền thống đặc trưng và đặc sắc. Nhà rông là ngôi nhà sàn công cộng của từng làng, tùy theo từng sắc tộc, nhà rông có tên gọi cụ thể khác nhau. Người Cơtu gọi nhà rông là gươl; người Co gọi là hycơh; người Xơđăng và Cadong gọi là ưng; người M' nông gọi là ơng hay thung, cũng có nơi gọi là azăng; còn người S' tiêng thì gọi là oơng, hay nhia-treng. Còn đối với người Kinh đã từ lâu quen gọi những ngôi nhà này là nhà rông. Báo Quảng Nam ghi nhận về nhà  rông ở miền núi như sau.

Nhà rông là ngôi nhà công cộng của bản làng, nên có chức năng như đình làng của người Kinh. Đây là công trình kiến trúc và nghệ thuật tập thể của cả cộng đồng dân làng. Nó là bộ mặt của làng, là niềm tự hào của tất cả dân làng. Nhà rông không chỉ là nơi đồng bào dân tộc thiểu số trong làng tụ tập để tiến hành một số lễ thức tín ngưỡng, hoặc chỉ để hội họp vui chơi, ăn uống, mà theo truyền thống văn hóa lâu đời, nhà rông còn là một không gian tinh thần, là một cứ điểm vật chất có sức mạnh tình cảm to lớn, gắn kết mọi quan hệ của cư dân trong làng. Nói cách khác, nhà rông là một trung tâm giao cảm, cộng cảm.

Nhà rông còn là nơi để hội đồng già làng và mọi thành viên cùng nhau giải quyết những công việc liên quan đến mọi cư dân trong buôn làng. Ở đây, mọi việc được bàn bạc và tranh thủ sự đồng tình của mọi người. Nhà rông cũng là nơi thắt chặt thêm mối quan hệ giữa các cá nhân với tập thể. Nếu có ai sai phạm điều gì, thì nhà rông là nơi giúp họ trở lại lương thiện, thú nhận tội lỗi và được cộng đồng tha thứ, thương yêu, đùm bọc. Suốt cả cuộc đời, từ lúc sinh ra cho tới lúc từ giã cõi đời, người dân sắc tộc thiểu số đã được đến nhà rông biết bao lần; đó là chưa kể những người con trai chưa vợ đã sống trên nhà rông như là nhà của chính mình trong một thời gian dài. Mối cộng cảm giữa họ và làng ngày càng thêm thắt chặt, bền vững.

Bạn,

Báo Quảng Nam phân tích rằng nếu làng là một không gian văn hóa thì nhà rông là một không gian tinh thần của người dân sắc tộc thiểu số. Nơi đây, các cư dân trong bản làng đã gửi gắm biết bao tình cảm thân yêu. Nơi đây quyết định hạnh phúc của lứa đôi, mà cũng là nơi phán quyết của những khổ đau chia lìa. Nơi đây gắn kết với tuổi thanh xuân của bao chàng trai trong những đêm dài ngủ nhà rông, để khi phải xa làng thì mãi mãi còn nhớ đến, không thể quên được cái thói quen đưa cả hai chân về phía bếp lửa mỗi khi nằm ngủ. Nhà rông là không gian để ngưỡng vọng thần linh và thể hiện bao ước mơ của những đời người.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.