Hôm nay,  

Nhà Rông Ở Miền Núi

03/07/200600:00:00(Xem: 2238)

Bạn,

Theo báo quốc nội, tại VN, đối với cư dân  các sắc tộc thiểu số miền núi, nhà rông là một trong những biểu tượng văn hóa truyền thống đặc trưng và đặc sắc. Nhà rông là ngôi nhà sàn công cộng của từng làng, tùy theo từng sắc tộc, nhà rông có tên gọi cụ thể khác nhau. Người Cơtu gọi nhà rông là gươl; người Co gọi là hycơh; người Xơđăng và Cadong gọi là ưng; người M' nông gọi là ơng hay thung, cũng có nơi gọi là azăng; còn người S' tiêng thì gọi là oơng, hay nhia-treng. Còn đối với người Kinh đã từ lâu quen gọi những ngôi nhà này là nhà rông. Báo Quảng Nam ghi nhận về nhà  rông ở miền núi như sau.

Nhà rông là ngôi nhà công cộng của bản làng, nên có chức năng như đình làng của người Kinh. Đây là công trình kiến trúc và nghệ thuật tập thể của cả cộng đồng dân làng. Nó là bộ mặt của làng, là niềm tự hào của tất cả dân làng. Nhà rông không chỉ là nơi đồng bào dân tộc thiểu số trong làng tụ tập để tiến hành một số lễ thức tín ngưỡng, hoặc chỉ để hội họp vui chơi, ăn uống, mà theo truyền thống văn hóa lâu đời, nhà rông còn là một không gian tinh thần, là một cứ điểm vật chất có sức mạnh tình cảm to lớn, gắn kết mọi quan hệ của cư dân trong làng. Nói cách khác, nhà rông là một trung tâm giao cảm, cộng cảm.

Nhà rông còn là nơi để hội đồng già làng và mọi thành viên cùng nhau giải quyết những công việc liên quan đến mọi cư dân trong buôn làng. Ở đây, mọi việc được bàn bạc và tranh thủ sự đồng tình của mọi người. Nhà rông cũng là nơi thắt chặt thêm mối quan hệ giữa các cá nhân với tập thể. Nếu có ai sai phạm điều gì, thì nhà rông là nơi giúp họ trở lại lương thiện, thú nhận tội lỗi và được cộng đồng tha thứ, thương yêu, đùm bọc. Suốt cả cuộc đời, từ lúc sinh ra cho tới lúc từ giã cõi đời, người dân sắc tộc thiểu số đã được đến nhà rông biết bao lần; đó là chưa kể những người con trai chưa vợ đã sống trên nhà rông như là nhà của chính mình trong một thời gian dài. Mối cộng cảm giữa họ và làng ngày càng thêm thắt chặt, bền vững.

Bạn,

Báo Quảng Nam phân tích rằng nếu làng là một không gian văn hóa thì nhà rông là một không gian tinh thần của người dân sắc tộc thiểu số. Nơi đây, các cư dân trong bản làng đã gửi gắm biết bao tình cảm thân yêu. Nơi đây quyết định hạnh phúc của lứa đôi, mà cũng là nơi phán quyết của những khổ đau chia lìa. Nơi đây gắn kết với tuổi thanh xuân của bao chàng trai trong những đêm dài ngủ nhà rông, để khi phải xa làng thì mãi mãi còn nhớ đến, không thể quên được cái thói quen đưa cả hai chân về phía bếp lửa mỗi khi nằm ngủ. Nhà rông là không gian để ngưỡng vọng thần linh và thể hiện bao ước mơ của những đời người.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.