Hôm nay,  

Chuyện Gạo Xuất Cảng

27/08/200100:00:00(Xem: 4201)
Bạn,
Như VB đã loan tin, từ trung tuần tháng 8 đến nay, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập cảng đã không có đủ lượng gạo để bán cho các công ty nước ngoài. Trong hai tuần qua, rất nhiều tàu nước ngoài cập các bến cảng VN để nhận gạo theo đơn đặt hàng của công ty thuê tàu, thế nhưng vãn phải nằm chờ.

Theo báo Người Lao Động, hiện nay giá gạo xuất cảng của VN cao hơn giá gạo Thái Lan từ 8 đến 13 đô/tấn. Báo quốc nội cho rằng đây là điều xưa nay hiếm vì những năm trước đây, giá gạo cùng loại của VN luôn thấp hơn gạo Thái Lan. Khi giá gạo tăng, Việt Nam lại thiếu hàng giao, có nhiều tàu neo ở thương cảng Vũng Tàu cả tuần vẫn chưa có hàng.
Phân tích về hiện trạng này, báo quốc nội nêu ra lý do khan hiếm gạo là do nhiều tàu vào ăn hàng cùng lúc. Trong khi đó, nông dân lại thu hoạch vụ hè thu rải rác từ tháng 7 đến tháng 9. Quan trọng hơn cả là gạo dự trữ của doanh nghiệp còn quá ít. Từ tháng 3/2001, theo kế hoạch về xuất cảng gạo của chính phủ CSVN, các địa phương và doanh nghiệp được vay gần 3,000 tỉ đồng mua gạo tạm trữ 1 triệu tấn đến tháng 3 năm sau, với nguyên tắc. Đợt kiểm tra hồi giữa tháng 7 của tổ kiểm tra liên bộ Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn và Thương mại CSVN cho thấy tổng lượng gạo tạm trữ trong kho chỉ còn gần 662,000 tấn.

Cũng theo báo quốc nội, các doanh nghiệp cho rằng khi họ bán gạo đi rồi thì giá lúa trong nước tăng cao hơn giá sàn nhưng giá xuất cảng tăng chậm, mua vào sợ lỗ, chờ thu hoạch rộ lúa hè thu, giá xuống sẽ mua bù. Lượng lúa đông xuân còn lại trong dân rất ít, sản lượng lúa hè thu năm nay có thể thấp hơn năm ngoái và chất lượng lúa luôn kém hơn lúa đông xuân. Trong vài năm qua, dù liên bộ Thương mại và Nông nghiệp-Phát triển nông thôn của chính phủ CSVN có quy định cho tạm trữ gạo nhưng cách buôn bán của các doanh nghiệp vẫn là mua liền, bán ngay, không dám dự trữ nhiều, sợ lỗ nặng. Đầu năm nay, Hiệp hội Lương thực VN dự báo: “Năm 2001, tình hình thị trường vẫn còn khó khăn...”, nhưng rồi thị trường có nhu cầu tăng tới mức VN chưa có kịp để bán. Đúng như hiệp hội này nhận định: “VN chưa hình thành chính sách thị trường”, các doanh nghiệp chưa có thị trường ổn định. Do quy định trách nhiệm không rõ ràng, không cụ thể, khi thiếu gạo xuất cảng thì không ai phải chịu trách nhiệm.

Bạn,
Báo quốc nội ghi nhận rằng doanh nghiệp được tạm trữ gạo thì lo lỗ. Trong 6 tháng đầu năm, Tổng công ty Lương thực Miền Nam có 8 thành viên bị lỗ, 15 thành viên huề vốn. Ngân hàng cho doanh nghiệp vay và tạm trữ lương thực cũng lo ngay ngáy vì một số doanh nghiệp sử dụng vốn vay không đúng cam kết như công ty Lương thực An Giang còn nợ 162 tỉ đồng khó thu hồi. Dân trồng lúa thì khổ quá trời. Đến nỗi khi so sánh thu nhập của chăn nuôi hay trồng bông cao gấp mấy lần trồng lúa, thì có người bác ngay, bây giờ đừng có lấy lúa làm bản vị nữa.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.