Hôm nay,  

Chuyện Gạo Xuất Cảng

27/08/200100:00:00(Xem: 4200)
Bạn,
Như VB đã loan tin, từ trung tuần tháng 8 đến nay, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập cảng đã không có đủ lượng gạo để bán cho các công ty nước ngoài. Trong hai tuần qua, rất nhiều tàu nước ngoài cập các bến cảng VN để nhận gạo theo đơn đặt hàng của công ty thuê tàu, thế nhưng vãn phải nằm chờ.

Theo báo Người Lao Động, hiện nay giá gạo xuất cảng của VN cao hơn giá gạo Thái Lan từ 8 đến 13 đô/tấn. Báo quốc nội cho rằng đây là điều xưa nay hiếm vì những năm trước đây, giá gạo cùng loại của VN luôn thấp hơn gạo Thái Lan. Khi giá gạo tăng, Việt Nam lại thiếu hàng giao, có nhiều tàu neo ở thương cảng Vũng Tàu cả tuần vẫn chưa có hàng.
Phân tích về hiện trạng này, báo quốc nội nêu ra lý do khan hiếm gạo là do nhiều tàu vào ăn hàng cùng lúc. Trong khi đó, nông dân lại thu hoạch vụ hè thu rải rác từ tháng 7 đến tháng 9. Quan trọng hơn cả là gạo dự trữ của doanh nghiệp còn quá ít. Từ tháng 3/2001, theo kế hoạch về xuất cảng gạo của chính phủ CSVN, các địa phương và doanh nghiệp được vay gần 3,000 tỉ đồng mua gạo tạm trữ 1 triệu tấn đến tháng 3 năm sau, với nguyên tắc. Đợt kiểm tra hồi giữa tháng 7 của tổ kiểm tra liên bộ Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn và Thương mại CSVN cho thấy tổng lượng gạo tạm trữ trong kho chỉ còn gần 662,000 tấn.

Cũng theo báo quốc nội, các doanh nghiệp cho rằng khi họ bán gạo đi rồi thì giá lúa trong nước tăng cao hơn giá sàn nhưng giá xuất cảng tăng chậm, mua vào sợ lỗ, chờ thu hoạch rộ lúa hè thu, giá xuống sẽ mua bù. Lượng lúa đông xuân còn lại trong dân rất ít, sản lượng lúa hè thu năm nay có thể thấp hơn năm ngoái và chất lượng lúa luôn kém hơn lúa đông xuân. Trong vài năm qua, dù liên bộ Thương mại và Nông nghiệp-Phát triển nông thôn của chính phủ CSVN có quy định cho tạm trữ gạo nhưng cách buôn bán của các doanh nghiệp vẫn là mua liền, bán ngay, không dám dự trữ nhiều, sợ lỗ nặng. Đầu năm nay, Hiệp hội Lương thực VN dự báo: “Năm 2001, tình hình thị trường vẫn còn khó khăn...”, nhưng rồi thị trường có nhu cầu tăng tới mức VN chưa có kịp để bán. Đúng như hiệp hội này nhận định: “VN chưa hình thành chính sách thị trường”, các doanh nghiệp chưa có thị trường ổn định. Do quy định trách nhiệm không rõ ràng, không cụ thể, khi thiếu gạo xuất cảng thì không ai phải chịu trách nhiệm.

Bạn,
Báo quốc nội ghi nhận rằng doanh nghiệp được tạm trữ gạo thì lo lỗ. Trong 6 tháng đầu năm, Tổng công ty Lương thực Miền Nam có 8 thành viên bị lỗ, 15 thành viên huề vốn. Ngân hàng cho doanh nghiệp vay và tạm trữ lương thực cũng lo ngay ngáy vì một số doanh nghiệp sử dụng vốn vay không đúng cam kết như công ty Lương thực An Giang còn nợ 162 tỉ đồng khó thu hồi. Dân trồng lúa thì khổ quá trời. Đến nỗi khi so sánh thu nhập của chăn nuôi hay trồng bông cao gấp mấy lần trồng lúa, thì có người bác ngay, bây giờ đừng có lấy lúa làm bản vị nữa.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.