Hôm nay,  

Tiếng Trống Tuồng

14/04/200200:00:00(Xem: 5235)
Bạn,

Thư kỳ này sẽ kể bạn nghe về tiếng trống tuồng của một nghệ sĩ tuy đã về hưu, nhưng vẫn được khán giả khắp nơi kèo nài xin nghe những âm vang khó tìm giữa một thời mà tiếng đàn điện với keyboard điện tử đang chiếm ưu thế. Nhà báo Ngô Hoa Tâm của Tạp chí Tài Hoa Trẻ tại Hà Nội viết tóm lược như sau.

Sinh ra tại đất tuồng Tam Lư, Từ Sơn, Bắc Ninh, lại sống trong một gia đình có bốn thế hệ đều theo nghiệp diễn tuồng, Nghệ sĩ Nguyễn Đắc Hán biết chơi trống tuồng từ nhỏ. Dày công học hỏi các ngón nghề, lại có sự mẫn cảm của ngườii nghệ sĩ, ông Hán trở thành một tay trống tuồng cự phách.

Mỗi lần quê tôi (làng Tam Lư, đất Từ Sơn, Bắc Ninh) mở hội, tiếng trống tuồng lại vang lên hối hả khắp hang cùng ngõ hẻm, như thúc giục, gọi mời bà con ra ngôi đình cổ để xem tuồng.Tôi có thể quả quyết với các bạn rằng, nếu một ngày nào đó, bạn về Tam Lư đúng vào dịp lễ hội, được nghe tiếng trống tuồng do đích thân nghệ nhân Nguyễn Đắc Hán cầm trịch, dù chỉ một lần, chắc hẳn bạn sẽ khó quên. Bởi như người đời thường vẫn nói: "Tuồng mà thiếu tiếng trống, tiếng kèn thì không còn là tuồng nữa".

Nghệ nhân Đắc Hán, dân chính gốc người làng Tam Lư, thích chơi trống tuồng từ khi còn nhỏ. Cha và chú là các nghệ nhân: Nguyễn Đắc Vượng, Ba Tuyên, Đắc Nhã đều là những kép tuồng nổi tiếng ở vùng Đông Ngàn xa (nay là phần đất của hai huyện Từ Sơn và Tiên Du, Bắc Ninh). Gia đình ông thuộc số rất ít ngườii ở làng Tam Lư, bốn thế hệ đều theo nghề sân khấu. Nổi danh ở đất Thăng Long một thời, song ông luôn chăm lo đến lớp măng non ở quê nhà. Chính ông là người sáng lập và góp phần công sức xây dựng Đội dâng hương phục vụ các ngày hội hè, đình đám, lễ tết ở quê hương. Hằng năm, cứ đến ngày mồng bốn tháng giêng Âm lịch, dân làng Tam Lư mở hội, bà con dân làng lại kéo nhau ra đình xem tuồng để được nghe tiếng trống vang lên từ đôi bàn tay tài hoa của ông.

Thuở nhỏ, cậu bé Nguyễn Đắc Hán thường theo cha, chú đi khắp các thôn làng của vùng quê Kinh Bắc, rồi Vĩnh Phú, Thái Nguyên, tạt sang cả đất Hưng Yên, Hải Dương, lên tận Cao Bằng, Lạng Sơn... để diễn những tích tuồng cổ nổi tiếng thời bấy giờ: Sơn Hậu, Đào Tam Xuân loạn trào, Triệu Đình Long cứu chúa, Hồ Nguyệt cô hóa cáo...

Thấy cậu con trai có "duyên" với sân khấu tuồng, người cha không tiếc công sức truyền nghề cho con.

Nguyễn Đắc Hán là người sáng dạ, mê chơi trống, lại chịu khó học lỏm các ngón nghề của lớp đi trước. Do vậy, chẳng bao lâu, ông đã trở thành một tay trống trụ cột, khá thuần thục của đội tuồng quê nhà.

Ông thường tâm sự với mọi ngời một cách khôi hài mà hóm hỉnh "chơi trống tuồng cho hay, cho có hồn, nhập thần đâu có dễ, nó không như trống chèo, càng khác xa trống chầu văn, ả đào, trống nơi cung đình...". Rồi ông giải thích cặn kẽ cho tôi nghe: "Trống tuồng có nhiều bộ, mỗi bộ lại biểu hiện một câu chữ, một động tác phải gắn liền với lời ca, với đàn, sáo nhị... sao cho hài hòa, nhuần nhuyễn. Khi tiếng trống phát ra, vang lên phải phù hợp với vũ đạo, diễn biến tâm lý của từng vai diễn trên sân khấu. Nói một cách khác, khi chơi trống tuồng, người nghệ sĩ phải hòa mình với vở diễn, đồng cảm với tính cách, số phận của từng nhân vật trên sàn diễn để mỗi khi tiếng trống phát ra, sao cho khớp với diễn biến của từng lớp diễn, hợp cảnh mà đúng làn điệu".

Ngưng nói trong ít phút, ông dang rộng đôi cánh tay, gõ vào khoảng không trước mặt tôi một cách điệu nghệ, như để minh họa cho cách chơi trống, rồi ông nói một cách say sưa: "Ví như trong vở Đào Tam Xuân loạn trào, khi Đào Tam Xuân nghe tin chồng chết oan, bà đã kéo quân về triều đình để hỏi tội vua, lúc này tiếng trống phải vang lên một cách dữ dội, giận hờn, khiến người nghe như thấy tiếng ai oán, uất hận, xót thương. Đến khi nghe tin cả con trai mình cũng tử thương nơi chiến trận, tiếng trống phải bứt lên thành cao trào của nỗi niềm đau khổ, uất ức, như thúc giục sự báo thù, lấy oán trả oán, hờn căm mà xót thương. Nói một cách giản đơn là người chơi trống phải biết "sống" cùng từng nhân vật, từng màn diễn của vở tuồng đang diễn trên sân khấu. Đó chính là sự mẫn cảm mang tính chuyên nghiệp ở người nghệ sĩ. Muốn tinh thông nghề nghiệp, không có con đường nào khác hơn là phải khổ luyện, mà luyện mãi rồi quen, quen rồi lâu dần trở nên thuần thục, thành thạo".

Ngồi nghe ông trò chuyện tâm tình, tôi chợt nhận ra rằng đánh trống tuồng cũng là một nghề công phu.

Mới đây, Nghệ sĩ Nguyễn Đắc Hán và người con gái rượu của ông, nghệ sĩ Bích Tần đã đi lưu diễn ở một số nớc: Singapore, Pháp, Đức, Hà Lan, Đan Mạch... và cả Mỹ theo lời mời của bà Ea Sola Thủy, người đại diện của tổ chức nghệ thuật phi lợi nhuận.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.