Bạn,
Lá thư kỳ này nói về xã Hưng Lộc, huyện Thống Nhất, Đồng Nai, có đến 54 cặp song sinh và được dân địa phương gọi là xã "song sinh". Dân trong huyện đồn rằng, do "phong thổ" nơi đây tốt. Có người nói, do độ PH trong mạch nước nơi đây cao. Hay tin, dân các nơi khác đến xin nước uống, mua gạo, thậm chí có nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn đến ở lại, mong được sinh đôi. Báo Lao Động viết về xã này như sau.
Bộ phận y tế xã Hưng Lộc cho biết hiện nay, có 54 cặp song sinh sống trên địa bàn xã, đa số các cặp song sinh là con trai, chỉ trừ vài trường hợp song sinh gái và một trai, một gái. Trong đó, có 32 cặp song sinh từ 16 tuổi trở xuống. Cặp song sinh lớn tuổi nhất sinh năm 1947 là hai bà Trương Bạch Nga và Trương Quỳnh Yến, vẫn còn sống khoẻ mạnh và đang làm rẫy. Cặp song sinh (một trai, một gái) nhỏ tuổi nhất mới sinh vào tháng 10.2002. Xã Hưng Lộc có bốn ấp: Hưng Hiệp, Hưng Nhơn, Hưng Nghĩa, Hưng Thạnh ấp nào cũng có song sinh. Trong đó, ấp Hưng Hiệp có số lsong sinh nhiều nhất, trên 30 cặp. Không chỉ sinh đôi, có người còn sinh ba như trường hợp vợ chồng anh Nguyễn Văn Thành, anh chị đặt cho ba đứa con ba tên: Tam, Thiên, Phú. Lạ một điều, các cặp sinh đôi khi lớn lên, lấy vợ lấy chồng lại không sinh đôi. Xem lại lai lịch các cặp vợ chồng sinh đôi, phóng viên nhận ra rằng, không chỉ có những dân bản địa mà còn có cả dân nhập cư từ nhiều vùng đến sinh sống. Người quê ở Long An, Bến Tre, có người quê ở tận Quảng Bình, Thanh Hoá.
Dù điều kỳ lạ đã diễn ra hơn 20 năm, nhưng chỉ mới phát hiện vào cuối năm 2001. Tình cờ, một nhóm dân trong ấp Hưng Hiệp, xã Hưng Lộc ngồi tán gẫu việc, ấp mình sao có nhiều cặp sinh đôi, và nhẩm đếm. "20 cặp", "Không 26", "Còn thiếu cặp con ông Đức, chị Ba". Đúng rồi, 30 cặp. Mọi người nhận ra không chỉ ấp Hưng Hiệp mà ba ấp Hưng Nhơn, Hưng Thạnh, Hưng Nghĩa cũng có nhiều cặp sinh đôi. Anh La Hội, chủ xưởng cơ khí, ngụ ở ấp Hưng Hiệp, người mở phát pháo đầu cho sự phát hiện này cho biết: "Mấy chục năm nay, mọi người ở đây vẫn chưa nhận ra điều kỳ lạ này, xem đó là ngẫu nhiên thôi. Nhưng tình cờ, tôi nhẩm đếm quanh nhà (trong phạm vi chừng 70 m) có đến 30 cặp song sinh. Sau đó, ban dân số của xã thống kê lại số cặp song sinh và phát hiện ra cả bốn ấp có đến 54 cặp song sinh". Tin "Xã Sinh đôi" được lan nhanh, các báo đến viết bài, đưa tin. Nhà khoa học, giáo sư, bác sĩ từ SG và các tỉnh đến xã Hưng Lộc khảo sát, lấy nước về kiểm định. Xã Hưng Lộc bỗng trở nên nổi tiếng, trở thành tâm điểm chú ý của dư luận, và những người hiếu kỳ. Hàng trăm, hàng ngàn người từ các tỉnh lân cận đổ về "Xã Sinh đôi", nhiều nhất là người hiếm muộn. Họ đến ấp Hưng Hiệp- nơi nhiều song sinh nhất, xin nước uống, mua gạo của dân ở đây về nấu cơm ăn, thậm chí nhiều cặp vợ chồng còn xin dân bản địa cho tá túc lại vài ngày để được hưởng "phong thổ" đặng sinh đôi.
Bạn,
Báo LĐ dẫn lời một viên chức Ủy ban xã cho biết: "Sau khi các nhà khoa học xuống kiểm tra và xác định trong nước ở đây có độ pH cao (đạt 5.)- có thể là một trong những nguyên nhân mà ấp có nhiều người sinh con đôi. Vào cuối năm 2001, cả xã náo nhiệt hẳn lên, ngày nào cũng có người đem mấy chục thùng 20 lít xuống tận ấp Hưng Hiệp để xin nước về uống. Nhiều nhất là giới trung niên và người hiếm muộn, họ cứ xin tá túc lại vài ngày để hưởng phong thổ. Không biết mấy người đó giờ đã sinh được mụn con nào chưa!""
Lá thư kỳ này nói về xã Hưng Lộc, huyện Thống Nhất, Đồng Nai, có đến 54 cặp song sinh và được dân địa phương gọi là xã "song sinh". Dân trong huyện đồn rằng, do "phong thổ" nơi đây tốt. Có người nói, do độ PH trong mạch nước nơi đây cao. Hay tin, dân các nơi khác đến xin nước uống, mua gạo, thậm chí có nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn đến ở lại, mong được sinh đôi. Báo Lao Động viết về xã này như sau.
Bộ phận y tế xã Hưng Lộc cho biết hiện nay, có 54 cặp song sinh sống trên địa bàn xã, đa số các cặp song sinh là con trai, chỉ trừ vài trường hợp song sinh gái và một trai, một gái. Trong đó, có 32 cặp song sinh từ 16 tuổi trở xuống. Cặp song sinh lớn tuổi nhất sinh năm 1947 là hai bà Trương Bạch Nga và Trương Quỳnh Yến, vẫn còn sống khoẻ mạnh và đang làm rẫy. Cặp song sinh (một trai, một gái) nhỏ tuổi nhất mới sinh vào tháng 10.2002. Xã Hưng Lộc có bốn ấp: Hưng Hiệp, Hưng Nhơn, Hưng Nghĩa, Hưng Thạnh ấp nào cũng có song sinh. Trong đó, ấp Hưng Hiệp có số lsong sinh nhiều nhất, trên 30 cặp. Không chỉ sinh đôi, có người còn sinh ba như trường hợp vợ chồng anh Nguyễn Văn Thành, anh chị đặt cho ba đứa con ba tên: Tam, Thiên, Phú. Lạ một điều, các cặp sinh đôi khi lớn lên, lấy vợ lấy chồng lại không sinh đôi. Xem lại lai lịch các cặp vợ chồng sinh đôi, phóng viên nhận ra rằng, không chỉ có những dân bản địa mà còn có cả dân nhập cư từ nhiều vùng đến sinh sống. Người quê ở Long An, Bến Tre, có người quê ở tận Quảng Bình, Thanh Hoá.
Dù điều kỳ lạ đã diễn ra hơn 20 năm, nhưng chỉ mới phát hiện vào cuối năm 2001. Tình cờ, một nhóm dân trong ấp Hưng Hiệp, xã Hưng Lộc ngồi tán gẫu việc, ấp mình sao có nhiều cặp sinh đôi, và nhẩm đếm. "20 cặp", "Không 26", "Còn thiếu cặp con ông Đức, chị Ba". Đúng rồi, 30 cặp. Mọi người nhận ra không chỉ ấp Hưng Hiệp mà ba ấp Hưng Nhơn, Hưng Thạnh, Hưng Nghĩa cũng có nhiều cặp sinh đôi. Anh La Hội, chủ xưởng cơ khí, ngụ ở ấp Hưng Hiệp, người mở phát pháo đầu cho sự phát hiện này cho biết: "Mấy chục năm nay, mọi người ở đây vẫn chưa nhận ra điều kỳ lạ này, xem đó là ngẫu nhiên thôi. Nhưng tình cờ, tôi nhẩm đếm quanh nhà (trong phạm vi chừng 70 m) có đến 30 cặp song sinh. Sau đó, ban dân số của xã thống kê lại số cặp song sinh và phát hiện ra cả bốn ấp có đến 54 cặp song sinh". Tin "Xã Sinh đôi" được lan nhanh, các báo đến viết bài, đưa tin. Nhà khoa học, giáo sư, bác sĩ từ SG và các tỉnh đến xã Hưng Lộc khảo sát, lấy nước về kiểm định. Xã Hưng Lộc bỗng trở nên nổi tiếng, trở thành tâm điểm chú ý của dư luận, và những người hiếu kỳ. Hàng trăm, hàng ngàn người từ các tỉnh lân cận đổ về "Xã Sinh đôi", nhiều nhất là người hiếm muộn. Họ đến ấp Hưng Hiệp- nơi nhiều song sinh nhất, xin nước uống, mua gạo của dân ở đây về nấu cơm ăn, thậm chí nhiều cặp vợ chồng còn xin dân bản địa cho tá túc lại vài ngày để được hưởng "phong thổ" đặng sinh đôi.
Bạn,
Báo LĐ dẫn lời một viên chức Ủy ban xã cho biết: "Sau khi các nhà khoa học xuống kiểm tra và xác định trong nước ở đây có độ pH cao (đạt 5.)- có thể là một trong những nguyên nhân mà ấp có nhiều người sinh con đôi. Vào cuối năm 2001, cả xã náo nhiệt hẳn lên, ngày nào cũng có người đem mấy chục thùng 20 lít xuống tận ấp Hưng Hiệp để xin nước về uống. Nhiều nhất là giới trung niên và người hiếm muộn, họ cứ xin tá túc lại vài ngày để hưởng phong thổ. Không biết mấy người đó giờ đã sinh được mụn con nào chưa!""
Gửi ý kiến của bạn