Hôm nay,  

Thầy Giáo Chạy Xe Ôm

04/09/200100:00:00(Xem: 5285)
Bạn,
Theo ghi nhận của báo Tuổi Trẻ, tại một số thị xã ở miền Tây, có rất nhiều giáo viên đã phải chạy xe ôm để có thêm thu nhập vì lương giáo viên quá thấp. Vào thời buổi “người chạy xe ôm thì nhiều, còn người đi xe ôm thì ít”, những người thầy vốn quen với phấn trắng, bục giảng xem ra còn nhiều đắng cay. Một phóng viên Tuổi Trẻ đã ghi lại tình cảnh của một số giáo viên ở thị Long Xuyên chạy xe ôm qua đoạn ghi chép sau đây.

Kể lại chuyện kiếm sống bằng nghề chạy xe ôm, thầy B cho biết: thu nhập thất thường lắm, bình quân 15 ngàn đến 20 ngàn đồng/ngày, có ngày chỉ có 5 ngàn đồng. Có khi quãng đường dài 10 km nhưng khách chỉ trả 3 ngàn đồng cũng phải chạy. Nhưng khổ nhất vẫn là bị người khác sỉ nhục. Thầy T kể: Một lần tấp đại vào một bãi đậu xe, lập tức có tiếng sừng sộ: Mày ở đâu mà dám đến đây, không muốn ăn đòn thì biến đi, mình đành lủi thủi đi nơi khác, không dám hé răng một lời. Lần khác có khách đến gọi chở nhưng một tay xe ôm đến quát đây là khách quen của tao, đụng vào là ăn đòn đấy con ạ, mình cũng đành nhường nhịn cho êm chuyện. Không được vào các bãi, các thầy buộc phải chạy xe thả, tức là đi lòng vòng kiếm khách hoặc chỗ nào trống mới dám đỗ. Thậm chí có những lần bị công an đuổi bắt phải chạy tháo thân như kẻ trộm cắp. Tình cờ phóng viên TT đã chứng kiến cảnh một khách đối xử với giáo viên tên X. Sau một hồi cò kè, ông khách quát: Đ.M, sao mắc thế, tao đi ôm trước cũng đoạn đường ấy có 6 ngàn sao bây giờ mầy hét tới 7 ngàn. Gặp những trường hợp như thế các thầy chỉ biết im lặng. Một thầy nói: Vẫn biết thế là tủi nhục lắm nhưng đã ra đây phải bỏ cái bệnh sĩ đi thì mới sống được. Phải chấp nhận cả, kể cả lúc người ta đưa cho mình mấy đồng bạc lẻ lấm lem với những lời không mấy đẹp đẽ gì.

Thầy T cho biết chỉ riêng ở trường thầy đã có 5 người cùng hành nghề. Còn ở thị xã Long Xuyên, có khoảng 10-15 thầy chạy xe ôm. Đa số đều chạy xe ôm bán chuyên nghiệp. Buổi sáng dạy, chiều chạy xe ôm hoặc ban ngày dạy, ban đêm chạy xe ôm. Cũng có người chỉ chạy vào mùa hè. Phần đông trong số họ là giáo viên cấp 1, cấp 2. “Giáo viên cấp 3 còn có cơ hội dạy thêm chứ ở cấp 1, cấp 2 thì mấy ai học giữa vùng quê nghèo. Thầy T kể lại rằng lúc mới vào nghề cũng “quê” lắm, cũng ray rứt lắm. Là thầy mà chạy xe ôm học trò thấy coi khinh, phụ huynh không tin nữa. Có một phụ huynh đã nói thẳng với thầy T: Suốt ngày chạy xe ôm như thế, thầy lấy thời gian đâu mà lo cho chất lượng giãng dạy nữa. Thầy T chỉ biết phân trần: Bác cứ yên tâm. Cháu chạy 9 giờ tối về, soạn bài đến 2-3 giờ sáng để có thể đến lớp bình thường. Về chiếc xe, thầy T đã phải mượn tiền mua xe gắn máy để chạy xe ôm. Thầy T tâm sự: Mình không giành giật khách, không dám lấy mắc như người khác, lại mới vào nghề nên ít khách lắm, vì thế nên hơn ba tháng phơi mặt từ sáng đến tối mà không đủ tiền trả nợ vay hàng tháng là 500 ngàn đồng/tháng. Thầy T ngậm ngùi: Trông tôi giờ đâu khác một anh xe ôm chính hiệu.

Bạn,
Cũng theo báo TT, không chỉ chạy xe ôm, nhiều giáo viên ở vùng sâu của các tỉnh miền Tây còn làm thêm đủ nghề để kiếm sống: chở đất thuê cho lò gạch, gặt lúa mướn, cày thuê. Cuộc sống khốn khổ như thế nên nhiều giáo viên đứng trên bục giảng mà lòng cứ cộm lên chuyện cơm áo gạo tiền của cuộc sống đời thường.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.