Hôm nay,  

Trẻ Kiếm Sống Ở Chợ Nổi

27/07/200600:00:00(Xem: 1734)

Bạn,

Theo báo  quốc nội, trên địa bàn miền Tây Nam phần, chợ nổi Cái Răng trên sông Cần Thơ là một trong những chợ nổi lớn có tiếng ở vùng sông nước Tây Nam bộ, cùng với chợ nổi Cái Bè, Ngã Bảy, Phụng Hiệp... Ngay từ sáng sớm, hàng ngàn ghe xuồng đã lui tới tấp nập mua bán, trao đổi hàng hoá nông sản. Theo nhịp điệu sóng nước của những chuyến đi, ngắn là một hai hôm, dài thì năm bữa nửa tháng, có khi cả tháng lênh đênh, không ít trẻ em đã sớm quen sống cảnh đời thương hồ. Báo Sài Gòn Tiếp Thị ghi nhận tình cảnh khốn khổ của một số trẻ em tại chợ nổi Cái Răng như sau.

Tại  chợ nổi Cái Răng,  phóng viên gặp  hai chị em Thy và Thảo Nguyên. Thy đã bỏ học từ lâu, còn đứa em không biết có được đến trường. Các em là con của anh Hồ Văn Sáng, 32 tuổi và chị Lê Thị Hằng, quê ở Giồng Riềng, Kiên Giang, buôn khoai lang từ Giồng Riềng lên Cái Răng, mỗi tháng ba, bốn chuyến, anh chị đem theo hết mấy đứa con, có đứa chỉ mới... hơn một tuần tuổi. Anh Sáng nói: "Tôi theo nghiệp "ông già" gần 20 năm nay, cha tôi trước cũng theo nghiệp ông nội. Sống nghề sông nước quen rồi, lên bờ biết lấy gì mà ăn""

Cũng tại chợ nổi Cái Răng, có hai anh em Nguyễn Quý Tiến (10 tuổi) và Nguyễn Văn Giàu (8 tuổi) ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ, nghỉ hè hai em muốn đỡ đần cho ba mẹ nên theo ghe đi bán rau củ, quả trên sông. Với các em, cuộc sống thương hồ là một phần đời khó thể tách rời. Còn nhỏ, em phụ giúp cha mẹ những việc nhỏ. Lớn hơn, em lại xắn tay vào những việc cân sức hơn như trường hợp em Nguyễn Thị Huệ đang học lớp 6 trường trung học cơ sở thị trấn Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang, nghỉ hè theo cha mẹ buôn bán trên sông nước. Cha em là ông Nguyễn Văn Tiền (51 tuổi)  không ruộng đất, không nghề nghiệp phải kiếm kế sinh nhai bằng nghề thương hồ.

Về việc học của các trẻ thương hồ, rất ít gia đình được như anh Trần Văn Bảy, 47 tuổi, quê ở xã Tân Quới, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, nuôi bốn đứa con, đứa lớn nhất vừa thi đại học, đứa kế sắp lên lớp 12, anh "hy vọng đời tụi nó khỏi phải sống kiếp thương hồ như cha mẹ...". Anh Bảy và các con Trần Nhật Quang (đang học lớp 9), Trần Thanh Ngân (lớp 1) không che giấu niềm vui vì chị hai vừa thi vào Đại học Cần Thơ (ngành kinh tế)

Bạn,

Cũng theo báo SGGT, rất nhiều em nhỏ phải làm quen với đời thương hồ từ khi chưa biết chữ, vì "đời cha mẹ chưa qua thì đời con không việc gì phải vội". Quanh năm theo nghề bán trái cây dạo trên sông, việc học với em đã quá xa vời.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.