Bạn,
Đây là hai câu chuyện về con đường mưu sinh của giới văn nghệ sĩ tại VN. Chuyện thứ nhất kể về cuộc triển lãm hội họa tại Pleiku mà sau 16 ngày triển lãm không có bức tranh nào bán được dù giá ghi chỉ khoảng 30 đô đến 300 đô, dù ban tổ chức đã gửi thư mời đến hơn 80 quan chức cao cấp trong tỉnh nhưng chẳng có ông quan, bà quan nào đến xem tranh. Thứ hai là chuyện một số ca sĩ "ngôi sao" đòi các ông bầu phải trả thù lao hàng ngàn đô cho một lần diễn, dù rằng giọng ca của các ca sĩ này có khi "hành hạ" thính giác của khán giả ngồi nghe họ hát. Báo Lao Động đã ghi như sau.
Chuyện thứ nhất: sau 5 năm, Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai (Pleiku cũ) mới lại "liều lĩnh" làm một cuộc Triển lãm mỹ thuật- 2002 (từ 20.12.2002- 5.1.2003) với sự góp mặt của lực lượng hùng hậu nhất từ trước tới nay: 22 tác giả, 70 tác phẩm; và chất lượng chuyên môn cũng là cao nhất qua nhiều đợt triển lãm, theo giới chuyên môn. Ấn tượng hơn và xuất phát từ nhiều nguyên nhân như "để (giúp nghệ sĩ) tái tạo lao động nghệ thuật; làm phong phú đời sống hưởng thụ nghệ thuật", nhà thơ Văn Công Hùng đại diện BTC trân trọng gửi thư mời (xem và mua tranh) đến trên 80 vị quan chức cỡ đầu ngành trong tỉnh... với nhiều hy vọng họ sẽ mua tranh về treo tại các trụ sở cơ quan, công ty... Nhưng triển lãm chỉ có dăm cái "lưu bút" của học trò gửi cho thầy; không có bức tranh nào bán được, dù các họa sĩ chỉ dám ghi giá từ... 500 ngàn (khoảng 30 đô) đến 5 triệu đồng (khoảng 300 đô/ bức. Hầu hết quan chức được mời không đến dự, dù chỉ để xem. Cuộc tọa đàm "rút kinh nghiệm" hôm bế mạc thực ra chỉ là cuộc "than thân trách phận" của các họa sĩ mà thôi. Buồn hơn cả, như lời họa sĩ XT, đến tranh của Xu Man, bậc tiên chỉ trong làng mỹ thuật Gia Lai, đóng góp nhiều cho nghệ thuật Tây Nguyên, cũng đã vào lúc "gần đất xa trời" mà không được ai đoái hoài... Hình như người ta chỉ dễ dàng vung tay chi không tiếc tiền vào việc khác, còn nghệ thuật thì không!
Chuyện thứ hai: Các nhà quản lý bàn nhiều về việc đánh thuế thu nhập, cũng như những biện pháp nhằm hạ mức thù lao chóng mặt của các ca sĩ "sao" bây giờ. Thế nhưng, giá các sô diễn không ngừng tăng vùn vụt và có cơ khó mà chặn nổi. Một ca sĩ đi hát ở tỉnh trong dịp Tết dương lịch này thét giá 25 triệu đồng/đêm, nhưng bầu vẫn chặc lưỡi "vẫn còn rẻ chán", nếu so với một ca sĩ khác diễn tại thành phố SG với 11 "sô" trong một đêm, mỗi sô ít nhất cũng 4 triệu đồng! Và trong ngần ấy sô, chắc chắn rằng có quá nửa người đó phải hát lipsync (nhép môi) vì chẳng thể nào giữ nổi giọng. Giờ đây, các tour biểu diễn xuyên Việt lấy tiếng (và thường bị kêu lỗ) cũng trở nên đắt giá không chỉ vì tiền thu được mà vì tiền tài trợ của nhà quảng cáo. Giá thù lao tăng, nhưng chất lượng "sô" diễn ngày càng dở; không những thế, ca sĩ ăn mặc ngày càng "tệ" hơn.
Bạn,
Báo LĐ viết tiếp: các bầu "sô" đôi khi lớn giọng chỉ trích ca sĩ ra giá cao; nhưng chính họ cũng góp phần nâng giá trị thật của một ngôi sao thời vụ bằng cách "o bế" và tiếp thị ì xèo. Rốt cuộc thì chính khán giả là những người gánh chịu hậu quả, phải tự dặn lòng biết thế này thì lần sau đừng đi xem nữa. Nhưng còn những khán giả trẻ với lòng nhiệt tình hâm mộ đến... mờ cả mắt thì bất kể thế nào cũng chấp nhận, rồi thì sau đó bị cuốn vào guồng máy hái tiền của người họ hâm mộ và các ông bầu.
Đây là hai câu chuyện về con đường mưu sinh của giới văn nghệ sĩ tại VN. Chuyện thứ nhất kể về cuộc triển lãm hội họa tại Pleiku mà sau 16 ngày triển lãm không có bức tranh nào bán được dù giá ghi chỉ khoảng 30 đô đến 300 đô, dù ban tổ chức đã gửi thư mời đến hơn 80 quan chức cao cấp trong tỉnh nhưng chẳng có ông quan, bà quan nào đến xem tranh. Thứ hai là chuyện một số ca sĩ "ngôi sao" đòi các ông bầu phải trả thù lao hàng ngàn đô cho một lần diễn, dù rằng giọng ca của các ca sĩ này có khi "hành hạ" thính giác của khán giả ngồi nghe họ hát. Báo Lao Động đã ghi như sau.
Chuyện thứ nhất: sau 5 năm, Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai (Pleiku cũ) mới lại "liều lĩnh" làm một cuộc Triển lãm mỹ thuật- 2002 (từ 20.12.2002- 5.1.2003) với sự góp mặt của lực lượng hùng hậu nhất từ trước tới nay: 22 tác giả, 70 tác phẩm; và chất lượng chuyên môn cũng là cao nhất qua nhiều đợt triển lãm, theo giới chuyên môn. Ấn tượng hơn và xuất phát từ nhiều nguyên nhân như "để (giúp nghệ sĩ) tái tạo lao động nghệ thuật; làm phong phú đời sống hưởng thụ nghệ thuật", nhà thơ Văn Công Hùng đại diện BTC trân trọng gửi thư mời (xem và mua tranh) đến trên 80 vị quan chức cỡ đầu ngành trong tỉnh... với nhiều hy vọng họ sẽ mua tranh về treo tại các trụ sở cơ quan, công ty... Nhưng triển lãm chỉ có dăm cái "lưu bút" của học trò gửi cho thầy; không có bức tranh nào bán được, dù các họa sĩ chỉ dám ghi giá từ... 500 ngàn (khoảng 30 đô) đến 5 triệu đồng (khoảng 300 đô/ bức. Hầu hết quan chức được mời không đến dự, dù chỉ để xem. Cuộc tọa đàm "rút kinh nghiệm" hôm bế mạc thực ra chỉ là cuộc "than thân trách phận" của các họa sĩ mà thôi. Buồn hơn cả, như lời họa sĩ XT, đến tranh của Xu Man, bậc tiên chỉ trong làng mỹ thuật Gia Lai, đóng góp nhiều cho nghệ thuật Tây Nguyên, cũng đã vào lúc "gần đất xa trời" mà không được ai đoái hoài... Hình như người ta chỉ dễ dàng vung tay chi không tiếc tiền vào việc khác, còn nghệ thuật thì không!
Chuyện thứ hai: Các nhà quản lý bàn nhiều về việc đánh thuế thu nhập, cũng như những biện pháp nhằm hạ mức thù lao chóng mặt của các ca sĩ "sao" bây giờ. Thế nhưng, giá các sô diễn không ngừng tăng vùn vụt và có cơ khó mà chặn nổi. Một ca sĩ đi hát ở tỉnh trong dịp Tết dương lịch này thét giá 25 triệu đồng/đêm, nhưng bầu vẫn chặc lưỡi "vẫn còn rẻ chán", nếu so với một ca sĩ khác diễn tại thành phố SG với 11 "sô" trong một đêm, mỗi sô ít nhất cũng 4 triệu đồng! Và trong ngần ấy sô, chắc chắn rằng có quá nửa người đó phải hát lipsync (nhép môi) vì chẳng thể nào giữ nổi giọng. Giờ đây, các tour biểu diễn xuyên Việt lấy tiếng (và thường bị kêu lỗ) cũng trở nên đắt giá không chỉ vì tiền thu được mà vì tiền tài trợ của nhà quảng cáo. Giá thù lao tăng, nhưng chất lượng "sô" diễn ngày càng dở; không những thế, ca sĩ ăn mặc ngày càng "tệ" hơn.
Bạn,
Báo LĐ viết tiếp: các bầu "sô" đôi khi lớn giọng chỉ trích ca sĩ ra giá cao; nhưng chính họ cũng góp phần nâng giá trị thật của một ngôi sao thời vụ bằng cách "o bế" và tiếp thị ì xèo. Rốt cuộc thì chính khán giả là những người gánh chịu hậu quả, phải tự dặn lòng biết thế này thì lần sau đừng đi xem nữa. Nhưng còn những khán giả trẻ với lòng nhiệt tình hâm mộ đến... mờ cả mắt thì bất kể thế nào cũng chấp nhận, rồi thì sau đó bị cuốn vào guồng máy hái tiền của người họ hâm mộ và các ông bầu.
Gửi ý kiến của bạn