Hôm nay,  

Giấc Mơ Xuất Ngoại

24/02/200400:00:00(Xem: 5228)
Bạn,
Chuyện xảy ra tại làng quê của 1 phóng viên báo Giáo Dục Thời Đại. Làng này ở ven bờ sông Gianh, tỉnh Quảng Bình. Người dân nơi đây, với tuổi đời từ 18 đến khoảng 35, xem việc "xuất khẩu lao động" là một cơ hội để đổi đời, bởi có được một công việc với mức thu nhập cao (nếu so với mức thu nhập ở nông thôn trong nước) là một việc không đơn giản. Những thị trường mà họ hướng đến như: Nhật Bản, Nam Hàn, Đức, Mã Lai, Đài Loan... với những bản hợp đồng cụ thể, họ được đưa sang nước ngoài làm việc trong các hầm mỏ, xí nghiệp, nhà máy... Phóng viên báo GDTĐ kể như sau.
Nơi đây, đối với những người đi xuất khẩu lao động một cách chính thức thì vấn đề công việc cũng như các vấn đề như chế độ ưu đãi, bảo hiểm lao động... được công ty nước bạn và công ty giới thiệu việc làm bên mình đảm bảo. Vì thế những gia đình có con em đi theo hình thức này rất yên tâm và tin tưởng. Bởi vậy, hình thức xuất khẩu lao động này được rất nhiều người dân ở quê của phóng viên chấp nhận.
Hình thức xuất khẩu lao động thứ 2 khác với hình thức đã nêu ở trên là con đường đi xuất khẩu lao động kiểu "du lịch". Tức là, những người này chỉ mua vé máy bay đi dưới hình thức du lịch, sau đó khi sang đến nước bạn thì được người của tổ chức đường dây du lịch đón. Tất nhiên chi phí đi theo cách này thấp hơn nhiều so với xuất khẩu lao động chính thức. Những người đi theo đường "du lịch" sẽ tự sống, tự tìm lấy công việc, hoặc phải bỏ thêm một khoản tiền nữa cho việc môi giới.

Khỏi cần nói thì mọi người cũng thừa hiểu mức độ "bấp bênh" cho số phận của những ngươi đi lao động kiểu "bất hợp pháp" này. Họ phải sống một cách chui nhủi, làm việc một cách lén lút (vì lo sợ cảnh sát nước ngoài "tóm")... Họ sẵn sàng làm bất cứ việc gì từ osin đến cửu vạn, thậm chí là buôn hàng lậu hay là dân "bảo kê" chợ trời... miễn sao có thật nhiều tiền để gửi về cho gia đình, vợ con của họ ở quê nhà.
Qua lời kể của một người phụ nữ (xin được giấu tên), phóng viên được biết: Cô con gái của bà vừa tốt nghiệp lớp 12, do sức học hạn chế nên em không tiếp tục học. Cùng với bạn bè cùng lứa và người quen. Em đã xin gia đình đi xuất khẩu lao động sang Đức (vì bên ấy hiện đang có người quen của gia đình em sinh sống). Gia đình em đã đồng ý. Nhưng để em cùng nhiều người khai sang tận nước Đức, như lời bà kể thì quả thật kinh sợ vô cùng. Đường bay từ Việt Nam sang Đức không được bay thẳng như thông thường mà phải bay vòng vèo qua nhiều nước, dừng chân ở nhiều nơi (tức theo đường tổ chức "du lịch" đã hoạch định sẵn) như Thái Lan rồi bay qua Nga, qua Tiệp Khắc (cũ), sau đó mới vượt bộ sang biên giới Ba Lan để sang Đức. Một hành trình quá bầm dập và ác mộng cho tất cả mọi người, đặc biệt đối với những cô gái có chút nhan sắc... Quả thật, một cái giá quá đắt cho chiếc vé tới miền đất hứa.
Bạn,
Báo quốc nội viết tiếp: hình thức thứ ba để được đi xuất khẩu lao động đó là "tiến hành những đám cưới giả" với người có hộ khẩu ở nước ngoài. Sau đó được bảo lãnh sang nước họ và cuối cùng là đường ai nấy bước. Đến đây xem như bản "hợp đồng hôn nhân" chấm dứt. Nhưng cũng không trừ những trường hợp gặp những tay "anh chị" ngoại quốc "ma giáo". Họ đưa "vợ" của mình qua bên ấy rồi bán vào những hộp đêm hay các sòng bạc

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lúc nào cũng có nan đề với bệnh viện… Sức khỏe người dân đầy những lo âu…
Cháy lớn ở Hóc Môn… may không ai tử vong…
Dân số ngày càng tăng… thành phố Sài Gòn ngày càng thiếu đất…
Thế là nổ cả trăm bình gas… Cả khu phố kinh hoàng…
Quốc lộ cũng sạt lở… Xuất hiện thêm vết nứt trên Quốc lộ 91…
Hành khách vắng dần trên các chuyến tàu xe lửa… thế là phải giảm giá vé để mời gọi người đi.
Văn bằng giả… Đào tạo kém chất lượng… Hễ có tiền là mua bằng dễ dàng… Đại học Việt Nam nhiều vấn đề nhức nhối…
Kinh tế Việt Nam sẽ hưởng lợi một phần nhờ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc…
Ngư dân và tàu cá mất tích trên biển… Ngậm ngùi, chẳng thấy tint ức gì.
Sụp hội trường Ủy ban Nhân dân Thị trấn… may quá, lúc sáng sớm, chưa ai tới làm việc,… ai xây mà dỏm vậy kìa, chắc có ai ăn chận xi măng …
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.