Hôm nay,  

Giấc Mơ Xuất Ngoại

24/02/200400:00:00(Xem: 5575)
Bạn,
Chuyện xảy ra tại làng quê của 1 phóng viên báo Giáo Dục Thời Đại. Làng này ở ven bờ sông Gianh, tỉnh Quảng Bình. Người dân nơi đây, với tuổi đời từ 18 đến khoảng 35, xem việc "xuất khẩu lao động" là một cơ hội để đổi đời, bởi có được một công việc với mức thu nhập cao (nếu so với mức thu nhập ở nông thôn trong nước) là một việc không đơn giản. Những thị trường mà họ hướng đến như: Nhật Bản, Nam Hàn, Đức, Mã Lai, Đài Loan... với những bản hợp đồng cụ thể, họ được đưa sang nước ngoài làm việc trong các hầm mỏ, xí nghiệp, nhà máy... Phóng viên báo GDTĐ kể như sau.
Nơi đây, đối với những người đi xuất khẩu lao động một cách chính thức thì vấn đề công việc cũng như các vấn đề như chế độ ưu đãi, bảo hiểm lao động... được công ty nước bạn và công ty giới thiệu việc làm bên mình đảm bảo. Vì thế những gia đình có con em đi theo hình thức này rất yên tâm và tin tưởng. Bởi vậy, hình thức xuất khẩu lao động này được rất nhiều người dân ở quê của phóng viên chấp nhận.
Hình thức xuất khẩu lao động thứ 2 khác với hình thức đã nêu ở trên là con đường đi xuất khẩu lao động kiểu "du lịch". Tức là, những người này chỉ mua vé máy bay đi dưới hình thức du lịch, sau đó khi sang đến nước bạn thì được người của tổ chức đường dây du lịch đón. Tất nhiên chi phí đi theo cách này thấp hơn nhiều so với xuất khẩu lao động chính thức. Những người đi theo đường "du lịch" sẽ tự sống, tự tìm lấy công việc, hoặc phải bỏ thêm một khoản tiền nữa cho việc môi giới.

Khỏi cần nói thì mọi người cũng thừa hiểu mức độ "bấp bênh" cho số phận của những ngươi đi lao động kiểu "bất hợp pháp" này. Họ phải sống một cách chui nhủi, làm việc một cách lén lút (vì lo sợ cảnh sát nước ngoài "tóm")... Họ sẵn sàng làm bất cứ việc gì từ osin đến cửu vạn, thậm chí là buôn hàng lậu hay là dân "bảo kê" chợ trời... miễn sao có thật nhiều tiền để gửi về cho gia đình, vợ con của họ ở quê nhà.
Qua lời kể của một người phụ nữ (xin được giấu tên), phóng viên được biết: Cô con gái của bà vừa tốt nghiệp lớp 12, do sức học hạn chế nên em không tiếp tục học. Cùng với bạn bè cùng lứa và người quen. Em đã xin gia đình đi xuất khẩu lao động sang Đức (vì bên ấy hiện đang có người quen của gia đình em sinh sống). Gia đình em đã đồng ý. Nhưng để em cùng nhiều người khai sang tận nước Đức, như lời bà kể thì quả thật kinh sợ vô cùng. Đường bay từ Việt Nam sang Đức không được bay thẳng như thông thường mà phải bay vòng vèo qua nhiều nước, dừng chân ở nhiều nơi (tức theo đường tổ chức "du lịch" đã hoạch định sẵn) như Thái Lan rồi bay qua Nga, qua Tiệp Khắc (cũ), sau đó mới vượt bộ sang biên giới Ba Lan để sang Đức. Một hành trình quá bầm dập và ác mộng cho tất cả mọi người, đặc biệt đối với những cô gái có chút nhan sắc... Quả thật, một cái giá quá đắt cho chiếc vé tới miền đất hứa.
Bạn,
Báo quốc nội viết tiếp: hình thức thứ ba để được đi xuất khẩu lao động đó là "tiến hành những đám cưới giả" với người có hộ khẩu ở nước ngoài. Sau đó được bảo lãnh sang nước họ và cuối cùng là đường ai nấy bước. Đến đây xem như bản "hợp đồng hôn nhân" chấm dứt. Nhưng cũng không trừ những trường hợp gặp những tay "anh chị" ngoại quốc "ma giáo". Họ đưa "vợ" của mình qua bên ấy rồi bán vào những hộp đêm hay các sòng bạc

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?

LTS: Mời quý vị nghe bài phát biểu của Dân Biểu Liên Bang Derek Trần tại Hạ Viện Hoa Kỳ sáng thứ Ba 29 tháng Tư, 2025 về Dấu Mốc 50 Năm Tháng Tư Đen.



***
Kính thưa Ngài Chủ Tịch Hạ Viện, 

Hôm nay tôi xin được phép phát biểu trong vài phút để chia sẻ một điều rất quan trọng đối với cộng đồng người Việt hải ngoại.

Tháng Tư Đen – không chỉ là một ngày buồn trong lịch sử, mà còn là dấu mốc nhắc nhở chúng ta về một ngày tang thương, khi chúng ta mất tất cả – mái ấm, quê hương, cuộc sống, và cả tương lai ở mảnh đất mà ta từng gọi là tổ quốc.

Cách đây 50 năm, vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, miền Nam Việt Nam rơi vào tay chế độ cộng sản. Khi đó, Mỹ đã di tản khoảng 6.000 người, bao gồm cả người Mỹ và người Việt, đến nơi an toàn. Rồi hàng trăm ngàn người Việt khác cũng lần lượt vượt biển ra đi, không biết phía trước là gì, chỉ biết phải rời đi để tìm sự sống.

Những người còn ở lại đã phải chịu cảnh sống ngày càng khắc nghiệt dưới chế độ cộng sản. Nhiều người bị đưa vào trại cải tạo – không chỉ mất nhà cửa, mà mất cả tự do, nhân phẩm, và không ít người mất luôn cả mạng sống.

Đây là một ngày đau buồn. Một ngày để chúng ta tưởng niệm, suy ngẫm, và để nhìn lại tất cả những gì đã mất.

Có hơn 58.000 lính Mỹ và hơn 250.000 binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh. Những người này đã chiến đấu và ngã xuống vì tự do. Họ xứng đáng được chúng ta biết ơn mãi mãi. Chúng ta tưởng niệm không chỉ những người lính, mà còn hàng triệu người dân vô tội đã chết trong chiến tranh, những người bị đàn áp sau ngày 30 tháng 4, và những người bỏ mạng trên biển trong hành trình vượt thoát.

Chúng ta có trách nhiệm sống xứng đáng với sự hy sinh của họ — bằng cách sống trọn vẹn và sống có ý nghĩa trong cuộc đời mới này.

Tôi là một trong hàng trăm ngàn người Mỹ gốc Việt được sinh ra trong những gia đình tị nạn – những người cha, người mẹ ra đi tay trắng, chỉ mang theo niềm hy vọng. Nhưng họ không để hành trình khổ cực ấy định nghĩa cuộc đời mình ở Mỹ. Họ xây dựng cộng đồng mạnh mẽ, thành công, và luôn giữ gìn bản sắc, lịch sử dân tộc.



Và hôm nay, sau 50 năm, chúng ta không chỉ tưởng niệm mà còn tự hào về những gì cộng đồng người Việt đã làm được. Từ tro tàn chiến tranh, chúng ta đã đứng dậy và vươn lên.

Chúng ta có những người gốc Việt làm tướng, đô đốc trong quân đội Mỹ, có nhà khoa học đoạt giải thưởng lớn, doanh nhân thành công, giáo sư, bác sĩ, nghệ sĩ – ở mọi lĩnh vực. Từ người tị nạn, chúng ta đã viết nên câu chuyện thành công chỉ trong vòng năm mươi năm.

Nhiều người trong số họ là con em của thuyền nhân – hoặc chính là những người vượt biển. Họ là minh chứng sống động cho tinh thần không chịu khuất phục, không ngừng vươn lên của người Việt.

Riêng tôi, là người Mỹ gốc Việt đầu tiên đại diện cho cộng đồng Little Saigon ở Quận Cam trong Quốc Hội. Tôi rất vinh dự và cảm thấy trách nhiệm nặng nề khi mang theo câu chuyện lịch sử của chúng ta. Little Saigon – nơi có cộng đồng người Việt lớn nhất thế giới – là biểu tượng sống động cho nghị lực, cho hy vọng, và cho tinh thần vượt khó.

Tôi nối bước những người đi trước – những lãnh đạo người Việt ở California và khắp nước Mỹ – những người đã mở đường để thế hệ chúng tôi có thể tiếp bước. Tôi là người thứ ba gốc Việt được bầu vào Quốc hội, sau Dân biểu Joseph Cao ở Louisiana và Nữ dân biểu Stephanie Murphy ở Florida. Tôi không quên rằng mình đang tiếp nối di sản mà bao người đã hy sinh để giữ gìn.

Mỗi ngày, tôi đều nhắc mình rằng: Chúng ta phải giữ gìn câu chuyện này, phải kể lại trung thực, để không ai – kể cả chế độ cộng sản – có thể viết lại lịch sử của chúng ta.

Tôi mong các đồng nghiệp trong Quốc Hội hãy cùng tôi không chỉ tưởng nhớ những nỗi đau mà chúng tôi đã trải qua, mà còn tôn vinh tinh thần bất khuất của người Việt Nam. Hãy vinh danh các cựu chiến binh – cả Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa – những người đã hy sinh cho tự do.

Và trong ngày kỷ niệm đau thương này, hãy cùng nhau nhắc lại cam kết: giữ vững các giá trị quan trọng nhất – dân chủ, nhân quyền, và khát vọng sống tự do.

Xin cảm ơn quý vị, tôi xin kết thúc phần phát biểu.

Derek Trần

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.