Hôm nay,  

Đội Quân Chôm Đồ Cổ

11/10/199900:00:00(Xem: 7192)
Bạn,
Theo báo trong nước, trong gần 1 năm nay, nhiều khu vực di tích văn hóa tại một số tỉnh ở phía Bắc, miền Trung đã trở thành mục tiêu cho các nhóm đào xới đổ cổ. Tại Bình Định, nhiều tháp Chàm đã bị cư dân trong khu vực khai thác tối đa để tìm cổ vật. Ghé thăm các khu vực có di tích Chiêm Thành, du khách sẽ được chứng kiến những toán người hì hục đào xới, cuối cùng cả khu di tích bị đào tung, không còn nguyên dạng. Các vụ đào xới này xảy ra từ hơn 10 năm nay, vào năm 1988, trong khi đào tìm gạch Chăm về xây nhà, một số nông dân đã phát hiện ở chân tháp một bức phù điêu tượng thần rất lớn. Cán bộ văn hóa CSVN của huyện nói là tượng nữ thần vàng ("). Không biết cổ vật ấy có phải là vàng thật không hay chỉ là tên gọi nhưng ngay sau đó, nhiều người đã rùng rùng kéo lên đây tìm vàng. Một số người đã đổi đời chỉ nhờ một cái tượng, nhưng đại đa số rà hoài chỉ thấy gạch và đá. “Chiến dịch” đào xới đồ cổ tạm lắng đi một thời gian dài và bùng phát trở lại từ cuối năm 1998. Một số câu chuyện về hiện trạng này được báo VN ghi nhận như sau.
Ông N.H.T., một thợ điêu khắc đá nổi tiếng ở An Nhơn về tài chế tác các pho tượng Chăm giả cổ và khả năng thẩm định xuất xứ của tượng cổ Chăm-pa, cho biết cách đây chừng 60 năm, người Pháp đã đến và đào được ở vùng đất tọa lạc Thập Tháp Di Đà Tự (Đập Đá) rất nhiều tượng cổ. Họ chỉ đóng thùng những pho tượng thật đẹp, thật quý còn lại những cái hơi sứt mẻ, xấu xí... họ dồn vào các hố thám sát rồi chôn lại, xóa dấu tích. Nơi được người Pháp khai quật nằm ở ven kinh đô Vijaya, cách tháp Cánh Tiên chưa đến 5 km theo đường chim bay. Nguyên thủy ở đó có ít nhất là mười ngôi tháp, chúng đã sụp đổ trước khi người ta đến dựng chùa Thập Tháp. Trên những gò đống gạch đá đổ nát tưởng như vĩnh viễn vô dụng ấy, nhiều người đã đào được khá nhiều cổ vật Chăm.

Tháng 6-1999, khi nghe tin có nhiều người rà được khá nhiều đồ trang sức Chăm ở vùng gần chân thành Hoàng Đế, chúng tôi đã có mặt nhưng đáng tiếc là người phát hiện ra cổ vật đã bán sang tay cho một người lạ mặt với giá rất thấp. Ông Đinh Bá Hòa, chuyên viên khảo cổ của Bảo tàng tỉnh Bình Định, cho biết: “Một vài năm trở lại đây, dân Bình Định đã phát hiện ra nhiều cổ vật quý. Ban đầu chỉ là do tình cờ khi đào đất đắp đường, sản xuất... và người dân thường giữ nguyên hiện trường, nhanh chóng thông báo cho chính quyền biết sự việc. Khi nghề rà tìm phế liệu kim loại liên tục phát triển, hiện tượng thất thoát cổ vật còn nhiều hơn trước hàng chục lần trước sự bất lực của chúng tôi”. Vụ thất thoát hũ tiền cổ ở xã Hoài Hương là một thí dụ. Cơ quan chức năng vẫn chưa làm sao thu hồi được hai hũ lớn - một bằng đồng, một bằng sành bên trong chứa nhiều cổ vật bằng gốm, đá và kim loại có mầu vàng nặng hơn 3 kg do một nhóm nông dân khai quật được và bán cho những người lạ mặt. Theo tin tức lan truyền trong giới mua bán đồ cổ ở Saigon thì ngay trong lần mua bán sang tay đầu tiên, lô hàng này đã được ngã giá với con số kỷ lục gần 1 tỷ đồng...
Bạn,
Cũng theo báo VN, trong khuôn viên vòng thành bảo vệ Vijaya ngày xưa nay chỉ còn lại duy nhất một ngôi tháp, đó là tháp Cánh Tiên. Tháp này tọa lạc ở ngay điểm trung tâm kinh đô vì vậy vùng quanh chân tháp đã bị giới thợ rà, những người đi tìm cổ vật đào xới. Dấu vết còn lại là hàng chục hố sâu rải rác quanh tháp. Trong lần khai quật chính thức dưới sự kiểm soát của Bảo tàng Bình Định, người ta đã phát hiện nhiều hiện vật gốm sứ tuyệt đẹp kèm một số hiện vật khác mà theo biên bản sơ bộ, đó là những mẩu kim loại khá nặng có mầu vàng. Thông tin này lập tức lọt đến tai giới săn lùng cổ vật Chăm. Vùng chung quanh tháp lại sôi động hẳn lên!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.