Hôm nay,  

Chuyện Làm Sách In Lậu

23/11/200300:00:00(Xem: 4680)
Bạn,
Tại VN, những người trong nghề làm sách in lậu phân sách lậu thành 3 loại. Nặng nhất là sách in hoàn toàn không có giấy phép xuất bản. Thứ hai là loại copy hoàn toàn từ dấu chấm, dấu phẩy từ một đầu sách đang ăn khách. Loại này gây thiệt hại trực tiếp và khiến các nhà xuất bản (NXB) đau đớn nhất. Loại thứ 3 là dạng in nối bản, nghĩa là giấy phép chỉ xin in có 1 ngàn cuốn, nhưng số lượng thực sự thường gấp đôi. Theo thừa nhận thẳng thắn của những người trong nghề, loại thứ 3 là bệnh của hầu hết các NXB lẫn các đầu nậu. Ai cũng biết, chỉ có điều không ai nói ra. Cũng không ai ngây thơ đến nỗi không hiểu đằng sau con số 1 ngàn bản in trên trang cuối mỗi cuốn sách mà sách vẫn rải từ Hà Nội đến Cần Thơ thực chất là cái gì. Báo Đầu Tư ghi như sau.
Làm sách lậu đúng là lãi thật. Trung bình, cộng tất cả các chi phí cho một cuốn sách (in lậu, dĩ nhiên!) khổ 9x12cm, dày 300 trang vào khoảng 7 ngàn đồng, trong khi giá bìa thường là 30 ngàn đồng. Và thế là dù có được người bán nể lắm vì khách quen, hay bán đi để giữ khách mạnh dạn giảm giá 30%, thậm chí có quyển tới 40% thì vẫn lãi. Nếu như trước kia những nhà làm sách lậu thường chỉ để mắt đến sách văn học và sách ngoại văn thì nay cả sách chính trị, xã hội đều lọt vào tầm ngắm của các đại gia luộc sách, miễn là sách có dấu hiệu bán chạy trên thị trường. Ngay cả cuốn Hỏi đáp giao thông đường bộ của NXB Giao thông Vận tải cũng bị in lậu tràn lan, không những thế, còn có những lỗi sai rất cơ bản. Tại Hà Nội, con số những người làm sách chuyên nghiệp phải đến hàng trăm, trong đó có những cửa hàng sách tư nhân. Thế nhưng, người làm sách lậu cũng không ít, tỷ lệ thuận với sự phát triển của đội ngũ này. Làm sách lậu không cần nhiều vốn, chỉ cần có quen biết và phải liều. Quen biết, hay đúng ra là có nhiều nguồn thông tin để biết được sách nào sắp ra và cũng là để có cửa chạy khi bị sờ gáy. Thực lòng, cái kiểu được ăn cả, ngã về không ấy hấp dẫn không ít người muốn giàu nhanh, nhưng cũng hết sức mạo hiểm.

Theo tiết lộ của Nguyễn Minh X, một tay làm sách lậu có thâm niên dăm năm nay, nếu như không có các NXB hậu thuẫn thì chết. Trên thực tế, một số NXB không những không thực hiện nghiêm chỉnh Quy chế liên doanh về in và phát hành xuất bản phẩm mà còn buông lỏng, không làm hết chức năng của mình. Thậm chí, có không ít NXB chỉ cho mượn danh khi xuất bản một tác phẩm, vì tư nhân bao trọn gói từ khâu tìm nguồn bản thảo, đưa vào kế hoạch, biên tập, duyệt bản thảo, in và phát hành. Chính vì vậy, ngoài những sai phạm thường thường như lỗi chính tả đến nghiêm trọng hơn như nội dung, sự phó mặc này rất dễ tạo điều kiện cho việc in lậu. Các giám đốc NXB chỉ sợ những tác phẩm có nội dung nhạy cảm, còn lại mọi thứ có thể kiếm ra tiền đều... gật đầu cho qua.
Bạn,
Báo ĐT viết tiếp: cho đến nay, việc phát hiện ra hành vi in lậu sách và tìm ra những ai đứng đằng sau vẫn là một vấn đề nan giải với các nhà quản lý. Ngay cả việc chặt chân rết của các đại gia in lậu cũng không đơn giản, vì mỗi đại gia có một cách phát hành riêng. Còn việc ngăn chặn sách lậu từ khâu in ấn, chế bản thì gần như vô phương đối phó. Minh X. vừa đẩy cặp kính cận lên trên sống mũi, vừa cười hì hì: Bảo mật đến như Harry Potter còn không thoát được, nên có ối cuốn sách chưa nộp lưu chiểu đã tràn lan ngoài các cửa hàng bán sách...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.