Hôm nay,  

Nhà Văn Nghèo Thê Thảm

19/09/200200:00:00(Xem: 4374)
Bạn,
Dưới đây là chuyện về quê nghèo của nhà văn Lê Lựu, một “tên tuổi lớn” tại VN hiện nay. Trong một cuộc tiếp xúc với phóng viên báo Nông Thôn Ngày Nay, nhà văn này nhận xét rằng rất ít nhà văn trong nước sống được bằng tiền nhuận bút và “viết văn cũng như cảnh dân làng của ông đi hôi cá ở ao làng”, rồi nhà văn kể về chuyện quê nghèo của ông như sau.
Làng tôi nghèo lắm. Nghèo đến mức tôi được coi là người giàu nhất làng. Người làng tôi mỗi năm phải lội trên đường mất 6 tháng mùa mưa nên họ đâm ra quen với việc lội bùn. Bây giờ đường làng tôi được bê tông hóa nhưng cứ cách một quãng ngắn là họ lại phá ra một chỗ lội để bắc cầu thu tiền mãi lộ cho đỡ nhớ cái thời xa vắng ấy.
Làng tôi nằm ngoài con đê bối sông Hồng, có hơn 60 nóc nhà nhưng không có nổi một ngôi đình để hương khói. Đã bao nhiêu lần dân làng phải đi thờ cúng nhờ ở đình làng bên cạnh. Được cái dân làng tôi bất khuất lắm, suốt 10 năm liền, năm nào cũng đóng góp, người 2 ngàn đồng, người 5 ngàn đồng và cuối cùng thì làng tôi sẽ có một ngôi đình ra dáng. Tôi đã chán cái cảnh tù cẳng ở thành phố rồi. Sống quá lâu ở một thành phố, tôi có thể thuộc từng ngôi nhà, từng cái cây nhưng không nhớ nổi một người nào đó cụ thể. Sống ở làng thì khác, mọi thứ đều có hồn có vía, thậm chí tôi nhớ rất rõ ai là người chửi hay nhất làng khi bị mất con gà hay buồng chuối. Nhớ quê tôi lại đánh đường về quê, nhưng quê tôi bây giờ đã khác xưa lắm rồi, đã bị đô thị hóa cả rồi. Xót ruột quá, tiếc cái phong vị cải ngồng cá rô quá nên tôi viết “Sóng ở đáy sông” cho bõ nhớ.

Giời cho chúng ta một chút tài nhưng nếu thiếu lòng can đảm thì cái tài ấy cũng vô ích. Nghĩ đến cảnh đi hôi cá ao làng là tôi vừa muốn cười vừa muốn khóc: bao nhiêu người lớn và trẻ con ngồi chực trên bờ, hễ chủ nhà quay đi là ào ào chạy xuống bùn vồ được con cá nào thì biết chắc con cá ấy là của mình. Chủ nhà ngoái lại, ném cho một hòn đất, thế là cả đám đông chạy nháo nhào lên bờ ngồi chờ, đợi khi chủ nhà quay đi thì lại ào xuống hôi tiếp.
Nhiều tác phẩm nhà văn phải khổ công tìm tòi sáng tạo nhưng khi in ra thì độc giả lại thờ ơ, lạnh nhạt. Thế là các nhà văn quay ra viết những gì độc giả thích, chiều lòng thị hiếu nghĩa là nhà văn đã mất cái bản lĩnh chân chính, cái tài giời cho mình rồi. Nói thật ra thì chúng tôi đã già và cũng hơi hèn nữa nên khó viết, văn khó hay. Mà thế nào là hay mới được chứ. Cái hay cái đúng của một thời đã trở thành không hay và bị quên lãng thời bây giờ. Tôi vẫn đang viết và viết sắp xong một cuốn tiểu thuyết mới về cái làng nhỏ không yên bình quê tôi.
Bạn,
Nhà văn Lê Lựu kể tiếp: “Chưa bao giờ các nhà văn của chúng ta sống được bằng nhuận bút. Viết mà người ta chịu in cho mà mình không phải bỏ tiền vào đó là may mắn rồi. Thường thì tôi phải xuất tiền túi ra mua thêm sách của chính mình để tặng bạn bè làm kỷ niệm. Bây giờ chỉ có Chu Lai và Nguyễn Khắc Phục là sống được bằng nhuận bút thôi. Số đông còn lại phải hành nghề viết báo kiếm cơm. Tôi không viết báo được vì sự nhạy cảm của tôi hơi kém. Tôi chơi với dân doanh nghiệp thấy dễ thở hơn nhiều: họ không hiểu lắm về chuyện tôi viết cái gì nhưng họ thương tôi nghèo mà vẫn hì hụi viết lách như một gã khờ nên đi đâu cũng gọi tôi đi theo. Viết văn cũng như hôi cá làng là thế.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.