Hôm nay,  

Hồn Tre Phố Cổ Hội An

27/08/200300:00:00(Xem: 4686)
Bạn,
Từ lâu, đô thị cổ Hội An đã trở thành nơi dừng chân của những ai yêu quý nét vàng son quá khứ. Dưới một ngôi nhà trong khu phố cổ, hình ảnh 1 ông già cặm cụi với chữ nghĩa thánh hiền như một chiếc cầu nối hiện tại với quá khứ. Những câu đối, lời chúc, những câu dăn dạy của đời xưa được ông gửi đến con cháu đời sau, không chỉ trên giấy dó, giấy điều mà trên những dóng tre thô mộc của 1 làng quê tỉnh Quảng Nam. Người tạo lập ra nghề viết chữ trên tre là 1 nghệ nhân mới 30 tuổi, và người viết ra những dòng chữ bay bướm trên tre là 1 nghệ nhân cao niên. Tạp chí Truyền Hình ghi lại câu chuyện về nghề viết chữ trên tre tại phố cổ Hội An như sau.
Chữ viết trên tre đã xuất hiện ở Hội An cách vài thế kỷ khi người Hoa rời bỏ cố hương sang đây. Họ đã mang theo cả đời sống vật chất văn hoá tâm linh của họ ở chốn quê nhà, trong đó có những bức liễng tre với nét chữ cổ xưa bay bướm. Những bức liễng tre ấy luôn được các gia đình ở Hội An lưu giữ như một vật gia bảo cho đến tận ngày nay, đó là những lời cầu phúc, cầu may, những lời chúc tụng, lời giáo huấn của bậc tiền nhân đối với lớp hậu sinh. Chính từ những bức liễng tre cổ xưa có nguồn gốc Trung Hoa ấy đã làm nẩy sinh ý tưởng nghề viết chữ trên tre ở một người thợ trẻ của làng mộc Kim Bồng. Có lẽ ít ai biết rằng, người tạo lập ra nghề viết chữ trên tre ở Hội An lại là một nghệ nhân chỉ mới bước vào tuổi 30. Lê Phước Tiến có cái may mắn là được kế thừa nghề mộc của gia đình từ khi mới 15 tuổi. Và sau này, anh đến sinh sống ở Hội An nên có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính của những đường nét kiến trúc được đặt trên một nền nghệ thuật trang trí, chạm khắc gỗ hài hoà, điêu luyện của các thế hệ nghệ nhân làng nghề Kim Bồng. Chính điều ấy làm cho anh rất say mê nghề chạm khắc và luôn miệt mài học hỏi để nắm bắt những nét tinh tuý trong nghề nghiệp của cha ông. Khi bắt gặp những nét chữ chạm khắc trên tre của một số gia đình phố cổ, anh như bắt được cái hồn của tre và quyết trí khôi phục nghề này dựa trên vốn cổ.

Hội An lại là nơi hội tụ bao lớp thợ tài hoa đã làm nên kiến trúc chạm khắc của phố cổ còn lưu giữ đến tận ngày này, thì nghề chạm khắc trên tre dù có là mới mẻ cũng là một việc làm hoàn toàn có thể. Qua hai năm thử nghiệm, năm 2000 khi những sản phẩm khắc chữ trên tre của anh ra đời, lập tức tạo được sự thu hút của khách du lịch trong và ngoài nước.
Anh Lê Phước Tiến, chủ cơ sở sản xuất liễng tre ở thị xã Hội An, phát biểu: "Lúc đầu tôi nảy sinh ra ý tưởng này để làm, tôi gặp rất nhiều khó khăn vì mình không biết xử lý tre. Thất bại sau một thời gian khoảng 2 năm tôi đã thành công, sau đó tôi đào tạo thợ khoảng 5 đến 10 người làm việc khắc chữ trên tre, và khi đó khách du lịch rất thích." Bước khởi sự gian nan, Lê Phước Tiến và đồng sự của anh đã thành công trên bước đường tạo lập nghề khắc chữ trên tre.
Bạn,
Cũng báo này, góp phần thành công phải kể đến người ghi nét chữ bay bướm trên tre đó là ông Bùi Văn Chữ, Lê Phước Tiến và ông gặp nhau cứ như duyên kỳ ngộ, đó là cái duyên của những người có chung lòng yêu thích và đam mê vốn cổ. Ông vốn là người Việt rất yêu thích thơ Đường tâm đắc với những lời dạy của thánh nhân trong nền Hán học nên từ nhỏ đã chú tâm mày mò học hỏi, học thầy thì ít mà học sách vở thì nhiều. Sau 7 năm miệt mài tự học ông Chữ đã bắt đầu đọc sách và từ bấy đến nay ông vẫn không ngừng tìm tòi, nghiên cứu để hiểu sâu hơn ý nghĩa của từng câu chữ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.