Hôm nay,  

Hồn Tre Phố Cổ Hội An

27/08/200300:00:00(Xem: 4685)
Bạn,
Từ lâu, đô thị cổ Hội An đã trở thành nơi dừng chân của những ai yêu quý nét vàng son quá khứ. Dưới một ngôi nhà trong khu phố cổ, hình ảnh 1 ông già cặm cụi với chữ nghĩa thánh hiền như một chiếc cầu nối hiện tại với quá khứ. Những câu đối, lời chúc, những câu dăn dạy của đời xưa được ông gửi đến con cháu đời sau, không chỉ trên giấy dó, giấy điều mà trên những dóng tre thô mộc của 1 làng quê tỉnh Quảng Nam. Người tạo lập ra nghề viết chữ trên tre là 1 nghệ nhân mới 30 tuổi, và người viết ra những dòng chữ bay bướm trên tre là 1 nghệ nhân cao niên. Tạp chí Truyền Hình ghi lại câu chuyện về nghề viết chữ trên tre tại phố cổ Hội An như sau.
Chữ viết trên tre đã xuất hiện ở Hội An cách vài thế kỷ khi người Hoa rời bỏ cố hương sang đây. Họ đã mang theo cả đời sống vật chất văn hoá tâm linh của họ ở chốn quê nhà, trong đó có những bức liễng tre với nét chữ cổ xưa bay bướm. Những bức liễng tre ấy luôn được các gia đình ở Hội An lưu giữ như một vật gia bảo cho đến tận ngày nay, đó là những lời cầu phúc, cầu may, những lời chúc tụng, lời giáo huấn của bậc tiền nhân đối với lớp hậu sinh. Chính từ những bức liễng tre cổ xưa có nguồn gốc Trung Hoa ấy đã làm nẩy sinh ý tưởng nghề viết chữ trên tre ở một người thợ trẻ của làng mộc Kim Bồng. Có lẽ ít ai biết rằng, người tạo lập ra nghề viết chữ trên tre ở Hội An lại là một nghệ nhân chỉ mới bước vào tuổi 30. Lê Phước Tiến có cái may mắn là được kế thừa nghề mộc của gia đình từ khi mới 15 tuổi. Và sau này, anh đến sinh sống ở Hội An nên có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính của những đường nét kiến trúc được đặt trên một nền nghệ thuật trang trí, chạm khắc gỗ hài hoà, điêu luyện của các thế hệ nghệ nhân làng nghề Kim Bồng. Chính điều ấy làm cho anh rất say mê nghề chạm khắc và luôn miệt mài học hỏi để nắm bắt những nét tinh tuý trong nghề nghiệp của cha ông. Khi bắt gặp những nét chữ chạm khắc trên tre của một số gia đình phố cổ, anh như bắt được cái hồn của tre và quyết trí khôi phục nghề này dựa trên vốn cổ.

Hội An lại là nơi hội tụ bao lớp thợ tài hoa đã làm nên kiến trúc chạm khắc của phố cổ còn lưu giữ đến tận ngày này, thì nghề chạm khắc trên tre dù có là mới mẻ cũng là một việc làm hoàn toàn có thể. Qua hai năm thử nghiệm, năm 2000 khi những sản phẩm khắc chữ trên tre của anh ra đời, lập tức tạo được sự thu hút của khách du lịch trong và ngoài nước.
Anh Lê Phước Tiến, chủ cơ sở sản xuất liễng tre ở thị xã Hội An, phát biểu: "Lúc đầu tôi nảy sinh ra ý tưởng này để làm, tôi gặp rất nhiều khó khăn vì mình không biết xử lý tre. Thất bại sau một thời gian khoảng 2 năm tôi đã thành công, sau đó tôi đào tạo thợ khoảng 5 đến 10 người làm việc khắc chữ trên tre, và khi đó khách du lịch rất thích." Bước khởi sự gian nan, Lê Phước Tiến và đồng sự của anh đã thành công trên bước đường tạo lập nghề khắc chữ trên tre.
Bạn,
Cũng báo này, góp phần thành công phải kể đến người ghi nét chữ bay bướm trên tre đó là ông Bùi Văn Chữ, Lê Phước Tiến và ông gặp nhau cứ như duyên kỳ ngộ, đó là cái duyên của những người có chung lòng yêu thích và đam mê vốn cổ. Ông vốn là người Việt rất yêu thích thơ Đường tâm đắc với những lời dạy của thánh nhân trong nền Hán học nên từ nhỏ đã chú tâm mày mò học hỏi, học thầy thì ít mà học sách vở thì nhiều. Sau 7 năm miệt mài tự học ông Chữ đã bắt đầu đọc sách và từ bấy đến nay ông vẫn không ngừng tìm tòi, nghiên cứu để hiểu sâu hơn ý nghĩa của từng câu chữ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.