Hôm nay,  

Hội Lễ Sau Mồng 3 Tết

13/02/200200:00:00(Xem: 4810)
Bạn,
Khi lá thư này đến tay bạn thì Việt Nam đang vào ở những giờ cuối của ngày mồng Ba Tết Nhâm Ngọ 2002. Theo tập tục truyền thống, rất nhiều gia đình Việt Nam đã làm lễ cúng tiễn ông bà vào buổi trưa hoặc chiều mồng Ba Tết. Sau ba ngày chính của Tết Nguyên Đán, nhiều vùng quê Việt Nam vẫn còn tiếp tục đón Xuân qua các hội thi cổ truyền thi vật, chọi trâu, đánh cờ người trong tháng Giêng. Và đến tháng Ba, lại có thêm hai cái Tết khác đúng vào ngày mồng Ba tháng Ba, đó là Tết Hàn Thực và Tết Thanh Minh. Nhân lá thư mồng Ba Tết, mời bạn nghe câu chuyện về 2 lễ Tết này được lược ghi theo tài liệu của báo quốc nội.
Trước hết, mời bạn nghe câu chuyện về Tết “Hàn thực” nghĩa là ăn đồ nguội. Tết này vào ngày Ba tháng Ba âm lịch. Chuyện xưa kể rằng vào thời Xuân Thu ở Trung Quốc, Công tử Trùng Nhĩ (về sau là vua Tấn Văn Công) khi gặp cảnh hoan lạc, đói quá, được Giới Tử Thôi cắt thịt đùi mình nấu dâng cho ăn! Sau 19 năm phiêu bạt, Trùng Nhĩ lại được trở về nắm giữ vương quyền nước Tấn. Vua ban thưởng cho tất cả những người đã cùng mình nếm mật nằm gai, nhưng lại quên mất Tử Thôi (!). Tử Thôi cũng không oán giận gì (vì nghĩ việc giúp đỡ Trùng Nhĩ là nghĩa vụ của kẻ bầy tôi) và đưa mẹ vào sống ở núi Điền. Lúc vua nhớ ra, cho người tới mời mà không được, liền sai đốt rừng để Tử Thôi phải ra. Nhưng Tử Thôi không chịu và hai mẹ con cùng chết cháy! Hôm ấy đúng ngày mồng Năm tháng Ba. Đau xót, vua sai lập miếu thờ trên núi và đổi tên núi đó là Giới Sơn. Người quanh vùng thương Tử Thôi nên hàng năm, từ ngày mồng ba đến ngày mồng Năm tháng Ba (3 ngày) thì kiêng đốt lửa mà chỉ ăn đồ nguội đã nấu sẵn.

Tại Việt Nam, từ thời Lý (1010-1225), dân VN đã tiếp nhận Tết này nhưng chỉ tổ chức vào một ngày mồng Ba tháng Ba (âm lịch), không kiêng đốt lửa và thường làm bánh trôi, bánh chay thay cho đồ nguội. Mục đích chủ yếu là để cúng gia tiên chứ ít ai rõ chuyện Giới Tử Thôi! Hiện nay, Tết này vẫn còn đậm nét ở nhiều vùng quê ở miền ,Bắc nhất là các tỉnh quanh Hà Nội.
Bạn,
Về Tết Thanh Minh, chắc bạn còn nhớ 2 câu thơ trong truyện Kiều:
Thanh Minh Trong Tết tháng Ba
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh
Theo giải thích của các nhà nghiên cứu phong tục học, thì thanh minh nghĩa là (trời) trong sáng. Nhân đó người ta đi thăm mồ mả của những người thân. Tết thanh minh thường vào tháng Ba âm lịch trở thành lễ tảo mộ. Đi thăm mộ, nếu thấy cỏ rậm thì phát quang, đất khuyết lở thì đắp lại cho đầy... rồi về nhà làm lễ cúng gia tiên.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.