Bạn,
Theo báo Phụ Nữ, không như bà dì ghẻ trong chuyện Tấm Cám, hiện nay tại VN có những cô gái yêu người đàn ông đã một lần đổ vỡ thường quyết tâm chung sống hòa bình với con chồng. Lý thuyết chung là yêu thương trẻ sẽ được trẻ yêu thương lại, nhưng có ở trong cuộc mới thấy mọi việc không hề suôn sẻ, và cuối cùng thì cả hai khó mà “sống chung hòa bình”. Báo Phụ Nữ ghi lại một số trường hợp như sau.
Ngay trong đêm tân hôn, vừa bước vào phòng ngủ là Lê (Sài Gòn) đã không vui khi trông thấy con gái cưng của chồng nằm ngay ngắn trên chiếc giường mới tinh. Sau khi ly hôn, giành được quyền nuôi con, anh Quý rất cưng con gái, không dám để nó ngủ riêng. Anh cho rằng việc sắp đặt như thế cũng là để mẹ kế con chồng dễ gần gũi nhau. Nhưng đối với Lê, bao nhiêu sự hào hứng khi lấy chồng tan biến hết. Hễ cô bàn đến chuyện cho con bé ngủ riêng là chồng lại quy tội mấy đời bánh đúc có xương. Thấy ba và dì xích mích với nhau, con bé ngày càng nhìn dì ghẻ với đôi mắt khó chịu, hoài nghi. Nó mách mẹ ruột và bà ngoại: “Cô đó ghét con lắm”. Bà ngoại sang đòi bắt cháu về khiến anh Quý bực dọc và đổ hết lên đầu vợ. Không khí gia đình căng thẳng, Lê không biết chính xác là mình đang mâu thuẫn với chồng hay với con chồng.
Chị Hằng, chuyên viên hóa trang của một xưởng phim, cũng rất yêu quý, quan tâm đến đứa con riêng của chồng. Chị luôn để mắt đến cô bé, theo dõi từng diễn biến nhỏ và luôn báo cáo: “Anh ơi, hôm nay môn toán con bị 3 điểm. Anh ơi, hôm nay con không ăn cơm...”. Tưởng quan tâm như thế là đã tròn bổn phận làm mẹ đối với con chồng, nhưng cứ bị nghe báo cáo liên tục, anh chồng cảm thấy mệt mỏi và bực bội: “Đã lấy vợ để có người lo cho con mà bây giờ việc gì cô cũng gọi tôi”.
Có người đành bất lực trước sự khó bảo của con chồng như bà Hồ Mai, phường 15, quận Bình Thạnh. Bà tâm sự: “Từ lúc tôi về chung nhà, đứa bé đâm ra bẩn tính, lầm lỳ. Hóa ra nó vẫn giữ mối liên hệ mật thiết với bên ngoại và bị ám ảnh bởi hình ảnh một bà dì ghẻ sẽ giành hết nhà cửa, tiền bạc. Một mình tôi không thể chống lại những người thân của con bé. Dù hết sức lo cho gia đình nhưng trong mắt con chồng, tôi vẫn là kẻ giả dối, chờ thời cơ chiếm của. Nghĩ đến việc có thêm một đứa con chung, tôi rất lo vì cảnh nhà sẽ càng rối thêm”.
Theo các chuyên gia tâm lý, với những cô gái trẻ lần đầu lấy chồng kiêm luôn chức mẹ kế thì trong gia đình xuất hiện mối quan hệ tam giác: vợ-chồng, vợ-đứa con riêng của chồng, chồng- đứa con ruột.
Bạn,
Báo Phụ Nữ viết tiếp: để trở thành một bà dì ghẻ dễ thương, chị em cần biết xoay chuyển cả 3 mối quan hệ này cho linh hoạt. Trước hết và cơ bản nhất là mối quan hệ giữa người vợ trẻ và đứa con chồng. Thông thường, tỷ lệ thất bại sẽ rất cao khi các bà vợ muốn khẳng định quyền lực đối với trẻ. Nguyên tắc phổ biến và chính yếu là yêu thương, tôn trọng trẻ, song phải có giới hạn. Nếu quá nghiêm khắc trẻ sẽ lánh xa, còn lấy lòng thì nó sẽ biết lợi dụng để đòi hỏi, yêu sách và cuối cùng sẽ phá vỡ mối quan hệ mẹ kế- con chồng.
Theo báo Phụ Nữ, không như bà dì ghẻ trong chuyện Tấm Cám, hiện nay tại VN có những cô gái yêu người đàn ông đã một lần đổ vỡ thường quyết tâm chung sống hòa bình với con chồng. Lý thuyết chung là yêu thương trẻ sẽ được trẻ yêu thương lại, nhưng có ở trong cuộc mới thấy mọi việc không hề suôn sẻ, và cuối cùng thì cả hai khó mà “sống chung hòa bình”. Báo Phụ Nữ ghi lại một số trường hợp như sau.
Ngay trong đêm tân hôn, vừa bước vào phòng ngủ là Lê (Sài Gòn) đã không vui khi trông thấy con gái cưng của chồng nằm ngay ngắn trên chiếc giường mới tinh. Sau khi ly hôn, giành được quyền nuôi con, anh Quý rất cưng con gái, không dám để nó ngủ riêng. Anh cho rằng việc sắp đặt như thế cũng là để mẹ kế con chồng dễ gần gũi nhau. Nhưng đối với Lê, bao nhiêu sự hào hứng khi lấy chồng tan biến hết. Hễ cô bàn đến chuyện cho con bé ngủ riêng là chồng lại quy tội mấy đời bánh đúc có xương. Thấy ba và dì xích mích với nhau, con bé ngày càng nhìn dì ghẻ với đôi mắt khó chịu, hoài nghi. Nó mách mẹ ruột và bà ngoại: “Cô đó ghét con lắm”. Bà ngoại sang đòi bắt cháu về khiến anh Quý bực dọc và đổ hết lên đầu vợ. Không khí gia đình căng thẳng, Lê không biết chính xác là mình đang mâu thuẫn với chồng hay với con chồng.
Chị Hằng, chuyên viên hóa trang của một xưởng phim, cũng rất yêu quý, quan tâm đến đứa con riêng của chồng. Chị luôn để mắt đến cô bé, theo dõi từng diễn biến nhỏ và luôn báo cáo: “Anh ơi, hôm nay môn toán con bị 3 điểm. Anh ơi, hôm nay con không ăn cơm...”. Tưởng quan tâm như thế là đã tròn bổn phận làm mẹ đối với con chồng, nhưng cứ bị nghe báo cáo liên tục, anh chồng cảm thấy mệt mỏi và bực bội: “Đã lấy vợ để có người lo cho con mà bây giờ việc gì cô cũng gọi tôi”.
Có người đành bất lực trước sự khó bảo của con chồng như bà Hồ Mai, phường 15, quận Bình Thạnh. Bà tâm sự: “Từ lúc tôi về chung nhà, đứa bé đâm ra bẩn tính, lầm lỳ. Hóa ra nó vẫn giữ mối liên hệ mật thiết với bên ngoại và bị ám ảnh bởi hình ảnh một bà dì ghẻ sẽ giành hết nhà cửa, tiền bạc. Một mình tôi không thể chống lại những người thân của con bé. Dù hết sức lo cho gia đình nhưng trong mắt con chồng, tôi vẫn là kẻ giả dối, chờ thời cơ chiếm của. Nghĩ đến việc có thêm một đứa con chung, tôi rất lo vì cảnh nhà sẽ càng rối thêm”.
Theo các chuyên gia tâm lý, với những cô gái trẻ lần đầu lấy chồng kiêm luôn chức mẹ kế thì trong gia đình xuất hiện mối quan hệ tam giác: vợ-chồng, vợ-đứa con riêng của chồng, chồng- đứa con ruột.
Bạn,
Báo Phụ Nữ viết tiếp: để trở thành một bà dì ghẻ dễ thương, chị em cần biết xoay chuyển cả 3 mối quan hệ này cho linh hoạt. Trước hết và cơ bản nhất là mối quan hệ giữa người vợ trẻ và đứa con chồng. Thông thường, tỷ lệ thất bại sẽ rất cao khi các bà vợ muốn khẳng định quyền lực đối với trẻ. Nguyên tắc phổ biến và chính yếu là yêu thương, tôn trọng trẻ, song phải có giới hạn. Nếu quá nghiêm khắc trẻ sẽ lánh xa, còn lấy lòng thì nó sẽ biết lợi dụng để đòi hỏi, yêu sách và cuối cùng sẽ phá vỡ mối quan hệ mẹ kế- con chồng.
Gửi ý kiến của bạn