Hôm nay,  

Nghề Nuôi Voi

30/03/200300:00:00(Xem: 4535)
Bạn,
Voi là một loài động vật hoang dã sinh sản sống ở rừng sâu. Tại Tây Nguyên, hình ảnh con voi là người bạn thân thiết, gần gũi. Và giờ đây, tại miền Đông Nam phần, có người sắc tộc S'Tiêng ở Bù Đăng, tỉnh Bình Phước cũng thoát nghèơ nhờ những chú voi sớm hôm lên nương rẫy... Báo SGGP viết về nghề nuôi voi ở Bù Đăng như sau.
Những năm gần đây, người S'Tiêng ở huyện Bù Đăng bắt đầu nuôi voi lại để phục vụ sản xuất. Thôn Sơn Lang có bốn hộ nuôi voi nhưng chỉ có hai anh em nhà Điểu Trê và Điểu Cước là có đàn voi tới năm con. Trước đây, gia đình Điểu Trê sống gần buôn Đôn. Từ trước, ông nội của Điểu Trê là Điểu Klang đã có đàn voi tới 6 con. Đàn voi ấy đã giúp vận chuyển lương thực, thực phẩm cho buôn làng lên nương rẫy sớm hôm.
Sau năm 1975, người S'Tiêng ở Đác Lắc sống lưu lạc mỗi người một nơi. Gia đình Điểu Trê chuyển về xã Thọ Sơn (giáp tỉnh Đác Lắc) làm ăn sinh sống và vẫn nhớ nghề nuôi voi của cha ông. Năm 1996, thời kỳ "hoàng kim" của cà-phê và tiêu, cả gia đình Điển Trê gom góp bán hết, với số tiền gần 300 triệu đồng và quyết định trở lại buôn Đôn chọn mua voi về nuôi. Voi ở buôn Đôn bán thì nhiều nhưng chọn con ưng ý thì chẳng dễ, Điểu Trê nói, voi nuôi phải có tướng đi như "dốc núi", mắt to hiền và không có dị tật mới phát tài cho chủ" Hai anh em phải bỏ gần hai tháng trời mới chọn được năm chú voi đưa về Thọ Sơn.

Người S'Tiêng quan niệm rằng, voi là con vật của trời, nên trong nhà có nuôi voi sẽ có nhiều sự giúp đỡ của trời! Thời gian đầu, cả gia đình Điểu Trê khá vất vả với những chú voi chưa quen "nhà mới". Ngoài việc cho ăn uống, người trong gia đình phải thay nhau tắm rửa, chăm sóc, coi chúng như một thành viên trong gia đình. Thời gian dần trôi và những chú voi bắt đầu thích nghi với điều kiện sống mới và tỏ ra mến chủ. Thấy vậy, Điểu Mruc và Điểu Bi ở trong thôn cũng ngược lên buôn Đôn tìm mua voi về nuôi. Các xã lân cận trong huyện Bù Đăng như: Đác Nhau, Đồng Nai... cũng từ đó mà phát triển nghề nuôi voi. Toàn huyện Bù Đăng hiện có hơn chục hộ theo nghề nuôi voi để phát triển sản xuất.
Theo kinh nghiệm của những người nuôi voi, thì voi là loài rất dễ thuần phục nhưng phải có tính kiên trì và dịu dàng. Điểu Cước kể, voi nhà ông mỗi khi nghe nhạc bóng đá trên tivi là nhún nhảy tự nhiên. Voi là một con vật rất hung dữ nhưng nếu con người biết gần gũi âu yếm nó thì chúng cũng rất nghĩa tình. Điểu Trê kể lại câu chuyện, có lần ông cưỡi voi lên rẫy bị ngã nằm bất động dưới đất. Thấy vậy, chú voi liền quay lại dùng vòi vuốt ve người ông. Sau đó, nó nằm nghiêng bên chủ như một sự chia sẻ. Nhờ vậy, Điểu Trê mới tỉnh dậy và leo lên lưng voi đi tiếp lên nương.
Bạn,
Báo SGGP viết tiếp: đàn voi của thôn Sơn Lang hiện giờ đã lên đến 7 con. Rất nhiều hộ gia đình khác trong thôn cùng khao khát có chú voi bên cạnh nhưng không thể thực hiện được ước muốn đó. Giá mỗi chú voi đã thuần thục bây giờ khoảng 40 - 50 triệu đồng. Trong khi đó, giá cả nông sản mùa vụ của bà con S'Tiêng thì đang rất khó khăn! Đối với vùng sâu như ở Sơn Lang, voi như một phương tiện vận tải cơ giới trên mọi địa hình. Chỉ cần vài chuyến cùng voi lên nương trong ngày thu hoạch là toàn bộ nông sản đã về đến tận nhà.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.