Hôm nay,  

Ở 1 Làng Ngập Lụt

2/2/200400:00:00(View: 4993)
Bạn,
Hơn 3 tháng nay, tỉnh Quảng Nam có 1 làng ngập lụt, dân bị cô lập. Đó là làng Linh Cang, xã Bình Phú, huyện Thăng Binh. Do nước hồ Phước Hà tràn dâng cao 1.5 km nên dân không thể ra khỏi làng. Học sinh không thể về nhà bởi bao quanh làng là mênh mông nước. Báo GDTĐ ghi như sau.
Đầu tháng 8/2003, công trình nâng tràn đập Phước Hà (Thăng Bình, Quảng Nam) hoàn thành, hứa hẹn chấm dứt tình trạng thiếu nước sản xuất cho 200 ha đất trồng của xã Bình Phú. 14 hộ trong diện di dời, giải toả của thôn Linh Cang đã bố trí tái định cư. Và 3 tháng sau, khi mưa đổ xuống, làng Linh Cang với 400 nhân khẩu bị vây trong biển nước, hoàn toàn cô lập với bên ngoài. Anh Nguyễn Đức Bàng, người thôn Linh Cang cho biết: "Muốn ra khỏi thôn chỉ có hai cách, một là đi bằng ghe, không nữa thì cắt đường rừng. Không nói ra chứ chúng tôi rất lo lắng mỗi khi trong làng có người đau ốm. Từ thôn ra đến đập tràn cũng mất hơn một tiếng rưỡi đi bộ. Mà đường từ đấy lên trung tâm xã đã bị xe công nông cày xới, đi không còn khó khănhuống gì là khiêng người có bệnh". Từ vụ đắm đò đầy tang thương ở Nông Sơn (Quế Sơn, Quảng Nam), xã Bình Phú đã cấm không dùng ghe chở người trong hồ. Mớ rau, con cá làm ra cũng chẳng thể đem ra chợ bán. Nhà nào cũng phải trữ dầu lửa để thắp sáng bởi điện vẫn chưa về đến Linh Cang. Nỗi khổ ấy chưa thấm vào đâu so với 19 hộ dân không có đất để sản xuất.
Gần 70 em từ lớp 4 đến lớp 9 của xã không thể đi về hàng ngày trong đường sá như vậy. Cầu chỉ có thể đi qua được trong những ngày mưa nhỏ. Để việc học của con em mình không bị gián đoạn, nhiều nhà đã tìm cách gửi con xuống cụm dân cư dưới này. Ông Phạm Đức Công, hiệu trưởng trường Tiểu học Trần Hưng Đạo nói: "Học sinh trung học còn đỡ chứ các em lớp 4, lớp 5 còn quá nhỏ, lại phải xa bố mẹ, cứ ngơ ngác trông rất thương". Hạt gạo, hạt muối trong mỗi gia đình thôn Linh Cang vốn đã không nhiều nhặn gì lại phải chia năm xẻ bảy, lo cho các em nhỏ đủ no để đến trường.

Từ ngày nước ngập con đường duy nhất vào thôn, chỉ có thứ 7, Chủ nhật, bữa cơm của gia đình cô giáo Vân và Hương mới đông đủ. Trường Trần Hưng Đạo có một phân hiệu lẻ với hai lớp ghép tại thôn Linh Cang. Để vào lớp đúng giờ, cô Hương và Vân phải rời nhà từ lúc 11 giờ trưa và bao giờ về đến nhà cũng vào lúc trời nhá nhem tối. Cô giáo Vân kể: "Mấy hôm đầu cắt rừng đi, hai chị em vừa đi vừa run, chỉ sợ rắn rết. Lắm hôm, nước ngập cao đến ngực, giảng bài mà hai hàm răng cứ đập vào nhau vì áo quần ướt hết". Gạn hỏi mãi, Vân mới ngập ngừng kể cho phóng viên nghe chuyện chị và cô giáo Hương đã có sáng kiến, cứ đến đập tràn thì chỉ mặc áo quần mưa để lội cho khỏi ướt, ra đến đầu rừng lại thay ra. Phóng viên đùa: "Thế không sợ có người nhìn thấy à"" Vân đỏ mặt: "Hai chị em cứ phải canh cho nhau. Mà còn hơn là cứ để nguyên áo quần ướt suốt cả buổi lên lớp".
Bạn,
Báo GDTĐ viết tiếp: Có lần một cán bộ xã ghé qua lớp học bảo hai cô giáo rằng cuối buổi chiều sẽ cho hai cô đi nhờ vì có ghe về bên kia, "lúc đấy bọn em mừng lắm, vì không phải đi bộ suốt mấy tiếng ra đến chỗ gửi xe nữa". Mãi đến tối mịt, vẫn không thấy Vân và Hương về, gia đình chạy bổ đi tìm, người làng còn kháo rằng chập tối, có một chiếc xuồng bị lật, hình như có cả hai cô giáo đi trên ấy. Cạy cục mãi, có cả nước mắt nữa, gia đình Vân mới thuê được ghe để đi tìm; Vân và Hương thì vẫn ung dung ngồi đợi ở bờ bên kia.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.