Hiện nay trong lòng biển sâu, hàng tỷ tỷ hạt vi nhựa từ chai lọ và những món đồ dùng hàng ngày của con người đang trôi lơ lửng, đi vào cơ thể của những sinh vật biển và gây hại cho chúng cũng như môi trường. Theo một số nghiên cứu, trong mỗi lít nước biển có khoảng 10,000 hạt vi nhựa, và các nhà khoa học cũng tìm thấy dấu vết của chúng trong nước uống và nguồn nước ngầm.
Khoảng giữa tháng 08/2019, hai nhà khoa học Xiaoguang Duan và Shaobin Wang tại đại học Adelaide và đại học Curtin của Úc đã tìm ra cách lọc sạch những hạt vi nhựa trong nước biển, sử dụng những chất hóa học gọi là ROS, viết tắt của reactive oxygen species. Sử dụng carbon nanotube kich thước siêu nhỏ, những hạt vi nhựa bị hút về phía ống lọc và bị phá vỡ kết cấu, sau đó ROS sẽ tiếp tục phá vỡ những liên kết polymer và biến chúng thành những hợp chất không còn khả năng gây hại, có thể hòa tan vào trong nước. Nếu phương pháp mới thành công và có thể thực hiện ở quy mô lớn, có thể chúng ta sẽ giải quyết được hiểm họa rác thải nhựa một cách hiệu quả.
Nguoivietphone.com.