Hôm nay,  

Chuyện Núi Thần Đinh

09/03/200400:00:00(Xem: 5859)
Bạn,
Sử sách ghi lại rằng, tại tỉnh Quảng Bình, miền Trung, có núi Thần Đinh từng là điểm du ngoạn yêu thích của các bậc đế vương như Lê Thánh Tông (1470), Minh Mạng (1831). Và người dân ở đây một mực tin rằng, vua Càn Long của xứ sở Trung Hoa rộng lớn cũng đã từng đặt chân đến nơi này. Tương truyền, trên núi Thần Đinh có một cái Giếng Tiên, không có đáy và không bao giờ cạn. Chỉ cần uống một ngụm nước Giếng Tiên sẽ khoẻ mạnh suốt đời, không vướng lo bệnh tật. Báo GDTĐ viết về núi này như sau.
Núi Đinh thuộc xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh - tỉnh Quảng Bình. Gần 1300 bậc đá mà người xưa đã có công ghè đẽo nay như lẫn giữa những đám rêu phong và thảm lá khô mục nát. Nơi đây còn giữ được vẻ đẹp hoang sơ giữa muôn trùng núi đá, giữa mênh mang non nước tạo ra thế "sơn hoà, thuỷ hoà, thiên địa chi hoà ứng" (Theo Ô-Châu-Mạn-Lục đời Đại -Phúc -Nguyên). Đỉnh núi nơi đây không trải theo chiều rộng mà vút cao khiến ta chuếnh choáng.
Đến chân núi Thần Đinh, người ta đã thấy dấu tích của các nhà sư hàng trăm năm trước: Những bệ đá ngồi thiền vẫn còn nguyên.

Đại Nam Nhất Thống Chí, tập 2 có viết: "Núi Thần Đinh cách huyện Phong Lộc 20 dặm về phía nam, núi đá cao chót vót, trên núi có Chùa Kim Phong (Chùa Non)". Đúng như sử sách ghi lại, Chùa Kim Phong vẫn còn dấu tích núp dưới tán của một cây cổ thụ xanh rì. Chùa có diện tích 128 m2, ngày xưa có 8 gian, cạnh chùa còn có những bãi đất rộng để trồng hoa. Những chiếc chuông chùa bằng đồng, bệ đẽo bằng đá đến nay vẫn còn được lưu giữ. Cách Chùa Kim Phong không xa là ngôi miếu cổ gần như nguyên vẹn với những đường cong của mái miếu. Người ta khó có thể hình dung được các nhà sư đã xây dựng khu chùa như thế nào ở độ cao 342m. Giếng Tiên trên núi Thần Đinh cũng còn là một điều bí ẩn. Trên đỉnh núi cao lại tồn tại một giếng nước, tương truyền đáy giếng thông với Bàu Sen (một hồ nước ngọt nằm dưới núi). Nước trong Giếng Tiên lúc nào cũng trong xanh mát. Cả bốn mùa nước trong giếng không đầy cũng không vơi.
Sau hơn 200 năm, tất cả đã không còn nguyên vẹn. Nhưng vẫn còn lại đây 1300 bậc đá mòn, những bức tường rêu phong, ngôi miếu cổ, lò nung vôi, giếng nước tiên sâu thẳm, các hang động huyền bí trong tiếng con vượn, con khỉ gọi bầy trên những cây sú còn nguyên sinh.
Bạn,
Núi Thần Đinh là vậy nhưng tiếc thay cho đến nay, tất cả kế hoạch đầu tư bảo tồn sinh thái, tôn tạo di tích chỉ mới nằm trên những dự án. Từ dự án đến triển khai là một chặng đường dài. Và như thế núi Thần đinh vẫn chưa thức giấc.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Miền Trung có nhiều chuyện lạ, hấp dẫn. Trong đó, nhiều người xếp chuyện làng bắt hổ Thủy Ba của tỉnh Quảng Trị là đặc biệt nhất. Hổ Thủy Ba thường ăn thịt người nên làng Thủy Ba sinh ra cái nghề hiếm thấy trong thiên hạ: nghề bắt hổ. Báo SGGP kể như sau.
Theo báo quốc nội, công nghiệp dệt VN phát triển một cách chật vật, và gắn với nó là số phận biết bao công nhân, trong đó có người làm việc đến quên cả tuổi thanh xuân, nhưng cuộc sống vẫn nhiều lận đận. Làm việc nặng nhọc, nhưng lương thấp, bị sa thải khi nhà máy giảm công suất, đó là thực trạng của những người thợ dệt tại VN.
Theo báo Tuổi Trẻ, trong khi Bộ Giáo dục-Đào tạo CSVN thông báo rằng học phí sẽ chưa tăng trong năm nay, thì một số trường đại học, cao đẳng ngoài công lập, thậm chí cả công lập, đã rục rịch tăng học phí. Niên khóa trước, sau khi có thông tin liên bộ dự kiến sẽ đề nghị tăng học phí, một số trường đã nhanh chóng đưa học phí vọt lên.
Theo báo Lao Động, tại thị trấn La Gi, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận và các khu vực gần thị trấn, nạn cướp giật, đâm chém xảy ra hàng ngày. Nhiều nạn nhân lặng lẽ chịu đựng, không dám trình báo công an, hoặc có khi trình báo cũng không giải quyết được gì. Người dân sống trong nỗi lo sợ. Báo Lao Động ghi lại một vụï thanh tóan kiểu xã hội đen tại thị trấn này như sau.
Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên, có xã Hương Văn và xã Hương Vân, huyện Hương Trà cách thành phố Huế chỉ hơn chục cây số, là nơi nổi tiếng có những ngôi làng với nhiều phận quá lứa lỡ thì. Ở đó có những ngôi nhà thấp tè, tuềnh toàng, che chắn tạm bợ bằng những tấm cót, sùm sụp trên những mảnh vườn nhỏ, trong đó có những số phận phụ nữ hẩm hiu không bút nào tả xiết.
Hàng năm, cứ vào mùa tựu trường, rất nhiều sinh viên từ các tỉnh về Sài Gòn học đã phải lao đao tìm nhà trọ. Chuyện nhà trọ đã trở thành nỗi ám ảnh của sinh viên vào đầu năm học. Chưa tìm được chỗ trọ là chưa thể "an cư" lo học hành. Tìm ra được nhà trọ có giá cho thuê phù hợp với tình trạng kinh tế của gia đình là bài toán khó giải của nhiều sinh viên.
Như VB đã loan tin, từ hơn một tháng qua, tại tỉnh Quảng Nam, những người dân ở làng An Trung, xã Duy Trung, huyện Duy Xhuyên mất ăn mất ngủ vì những ngọn lửa tự bùng phát đốt cháy nhà cửa, vật dụng nông nghiệp, cây cối trong vườn. Riêng trong những ngày thượng tuần tháng 9, hiểm họa này lại liên tục xảy ra. Dân trong làng sống trong tâm trạng phập phồng lo sợ và hoang mang.
Theo ghi nhận của báo Thanh Niên, thời gian gần đây, tệ nạn cờ bạc, nhậu nhẹt đã lan rộng trong giới sinh viên tại VN. Có những sinh viên đanghọc giỏi và chân chất, vậy mà chỉ sau một vài tam cá nguyệt học kỳ, họ đã trở thành 'lão làng' với những buổi nhậu nhẹt hay hàng giờ ngồi sát phạt nhau. Cuối năm học, các sinh viên này trở nên dật dờ
Theo báo quốc nội, tại miền Tây, "nghêu tặc" đã thực sự trở thành một đại nạn của chính quyền hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre. Bởi bây giờ mỗi lần ra biển đánh cắp nghêu tặc kéo thành đoàn, có phân công tổ chức hẳn hoi."Nghêu tặc" cũng không hẳn những kẻ đầu trộm, đuôi cướp mà trong đó còn có một bộ phận dân nghèo không đất, không nghề nghiệp, không biết làm gì để sống.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.