Hôm nay,  

Chuyện Núi Thần Đinh

3/9/200400:00:00(View: 5838)
Bạn,
Sử sách ghi lại rằng, tại tỉnh Quảng Bình, miền Trung, có núi Thần Đinh từng là điểm du ngoạn yêu thích của các bậc đế vương như Lê Thánh Tông (1470), Minh Mạng (1831). Và người dân ở đây một mực tin rằng, vua Càn Long của xứ sở Trung Hoa rộng lớn cũng đã từng đặt chân đến nơi này. Tương truyền, trên núi Thần Đinh có một cái Giếng Tiên, không có đáy và không bao giờ cạn. Chỉ cần uống một ngụm nước Giếng Tiên sẽ khoẻ mạnh suốt đời, không vướng lo bệnh tật. Báo GDTĐ viết về núi này như sau.
Núi Đinh thuộc xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh - tỉnh Quảng Bình. Gần 1300 bậc đá mà người xưa đã có công ghè đẽo nay như lẫn giữa những đám rêu phong và thảm lá khô mục nát. Nơi đây còn giữ được vẻ đẹp hoang sơ giữa muôn trùng núi đá, giữa mênh mang non nước tạo ra thế "sơn hoà, thuỷ hoà, thiên địa chi hoà ứng" (Theo Ô-Châu-Mạn-Lục đời Đại -Phúc -Nguyên). Đỉnh núi nơi đây không trải theo chiều rộng mà vút cao khiến ta chuếnh choáng.
Đến chân núi Thần Đinh, người ta đã thấy dấu tích của các nhà sư hàng trăm năm trước: Những bệ đá ngồi thiền vẫn còn nguyên.

Đại Nam Nhất Thống Chí, tập 2 có viết: "Núi Thần Đinh cách huyện Phong Lộc 20 dặm về phía nam, núi đá cao chót vót, trên núi có Chùa Kim Phong (Chùa Non)". Đúng như sử sách ghi lại, Chùa Kim Phong vẫn còn dấu tích núp dưới tán của một cây cổ thụ xanh rì. Chùa có diện tích 128 m2, ngày xưa có 8 gian, cạnh chùa còn có những bãi đất rộng để trồng hoa. Những chiếc chuông chùa bằng đồng, bệ đẽo bằng đá đến nay vẫn còn được lưu giữ. Cách Chùa Kim Phong không xa là ngôi miếu cổ gần như nguyên vẹn với những đường cong của mái miếu. Người ta khó có thể hình dung được các nhà sư đã xây dựng khu chùa như thế nào ở độ cao 342m. Giếng Tiên trên núi Thần Đinh cũng còn là một điều bí ẩn. Trên đỉnh núi cao lại tồn tại một giếng nước, tương truyền đáy giếng thông với Bàu Sen (một hồ nước ngọt nằm dưới núi). Nước trong Giếng Tiên lúc nào cũng trong xanh mát. Cả bốn mùa nước trong giếng không đầy cũng không vơi.
Sau hơn 200 năm, tất cả đã không còn nguyên vẹn. Nhưng vẫn còn lại đây 1300 bậc đá mòn, những bức tường rêu phong, ngôi miếu cổ, lò nung vôi, giếng nước tiên sâu thẳm, các hang động huyền bí trong tiếng con vượn, con khỉ gọi bầy trên những cây sú còn nguyên sinh.
Bạn,
Núi Thần Đinh là vậy nhưng tiếc thay cho đến nay, tất cả kế hoạch đầu tư bảo tồn sinh thái, tôn tạo di tích chỉ mới nằm trên những dự án. Từ dự án đến triển khai là một chặng đường dài. Và như thế núi Thần đinh vẫn chưa thức giấc.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trong ký ức nhiều thế hệ người Sài Gòn còn in đậm hình ảnh những người thợ bận rộn nhồi bột, vo nhân, in khuôn nướng bánh trung thu phục vụ khách qua đường vào những năm đầu 1960 trên trục đường Trần Hưng Đạo nối liền Sài Gòn - Chợ Lớn lúc nào cũng người mua kẻ bán sầm uất. Đó là hình ảnh những người thợ làm bánh trung thu của Nhà hàng Đồng Khánh, góc đường Trần Hưng Đạo - Đồng Khánh (cũ), quận 5. Báo Người Lao Động viết như sau.
Theo ghi nhận của báo quốc nội, gần 30 năm qua, hàng chục ngàn dân ở Thủ Đức phải dùng nước không bảo đảm vệ sinh. Điều nghịch lý là nhiều gia đình sống gần nhà máy nước Thủ Đức nhưng luôn "khát nước". Tại nhiều khu vực, nguồn nước để người dân sử dụng chủ yếu vẫn là giếng khoan. Mặc dù độ sâu của giếng thường trên 60m
Tại ở ấp Chánh Mỹ, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, sáng nào người dân cũng thấy một ông lão trạc 80 tuổi mặc cái áo bành tô, quần "bò" bạc màu, đầu trần, chân mang đôi dép da có quai hậu ngồi trên chiếc ghế đá ở đường Bạch Đằng - cạnh bờ sông chuẩn bị cho một ngày mới với công việc đánh xe ngựa. Ông lão này là một trong hai người đánh xe ngựa cuối cùng ở thị xã tỉnh lỵ Bình Dương
Theo báo Thanh Niên, công an CSVN thành phố Sài Gòn vừa bắt 1 tay đạo chích thuốc hàng cao thủ: chỉ trong vòng hơn 1 năm, trộm liên tục đột nhập vào các cơ quan công quyền CSVN (có nhân viên bảo vệ hẳn hoi) giữa ban ngày và ung dung dắt ra khỏi cổng hàng chục chiếc xe của các quan chức, nhân viên. Báo TN ghi lại "thành tích đạo chích" của kẻ trộm này như sau.
Trong thời gian gần đây, tình trạng chơm bản quyền khơng chỉ xảy ra trong giới soạn nhạc, mà cịn lan sang sân khấu cải lương, thoại kịch, và cả hài kịch. Về sân khấu hài, thành phần bị chơm bản quyền là những diễn viên từ quê lên tỉnh. Lợi thế của những diễn viên nàu là biết ca vọng cổ, nên việc sáng tác các tiểu phẩm hài kịch "mì ăn liền" khơng khĩ
Tại SG, có 1 thanh niên kiếm sống nhờ dịch vụ trang điểm cho gái bán bar. Chỉ với bộ đồ nghề đơn giản vài ba thỏi son; hai cây chổi quét mặt loại lớn, nhỏ; một cây chì kẻ; hai, ba hộp phấn màu..., nhưng qua bàn tay của thanh niên này, khuôn mặt các cô phục vụ bar trở thành một "thế giới nổi loạn". Tin Nhanh VN viết về thanh niên này như sau.
Tại VN, luật sư được dân gian gọi là "thầy cãi", phần nào chỉ sự ăn nói khôn khéo của họ trước pháp đình. Tuy nhiên, đôi khi họ cũng phải vướng vào tình cảnh "thần khẩu hại xác phàm". Báo Thanh Niên ghi lại 1 số trường hợp như sau. Cuối tháng 8/2004, ông Nguyễn Xuân Ngữ (59 tuổi, ngụ tại phường Long Thạnh Mỹ, Quận 9, TP.SG) đã gửi đơn đến Tòa án Quận 9
Theo báo quốc nội, toàn thành phố SG có 57 nhóm hài đang hoạt động, trong số đó có đến 2/3 số diễn viên xuất thân từ các đoàn cải lương miền Tây Nam phần. Các đoàn tan rã, họ lên Sài Gòn đi tấu hài kiếm sống. Để được làm diễn viên hài có khi họ phải trả bằng nước mắt.Khi sân khấu cải lương lâm vào cảnh đìu hiu, nhiều nghệ sĩ cải lương rẽ sang nghề tấu hài để nuôi sống gia đình và bản thân.
Tại Sài Gòn, nhà hàng, quán nhậu là nơi tiếng hát bị át đi bởi tiếng cười, nói và tiếng cụng ly của dân ăn nhậu. Do vậy, những nơi này là điểm dừng chân của các ca sĩ mà "sự nghiệp" âm nhạc "lận đận" hay đã kết thúc ở các phòng trà.Báo Người Lao Động ghi nhận tình cảnh của những ca sĩ hát ở quán nhậu qua đoạn ký sự như sau.
Theo báo quốc nội, trên con đường Lê Công Kiều, quận 1 TPSG, có 1 khu phố với những cửa hàng nho nhỏ khiêm tốn bày bán các mặt hàng đồ cổ và đồ mỹ nghệ. Đây là địa chỉ khá quen thuộc của du khách trong và ngoài nước. Việc kinh doanh đồ cổ và giả cổ tại con đường này bắt đầu từ những năm 1980 và bắt đầu phát đạt từ thập niên 1990
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.