Hôm nay,  

Chuyện Núi Thần Đinh

3/9/200400:00:00(View: 5830)
Bạn,
Sử sách ghi lại rằng, tại tỉnh Quảng Bình, miền Trung, có núi Thần Đinh từng là điểm du ngoạn yêu thích của các bậc đế vương như Lê Thánh Tông (1470), Minh Mạng (1831). Và người dân ở đây một mực tin rằng, vua Càn Long của xứ sở Trung Hoa rộng lớn cũng đã từng đặt chân đến nơi này. Tương truyền, trên núi Thần Đinh có một cái Giếng Tiên, không có đáy và không bao giờ cạn. Chỉ cần uống một ngụm nước Giếng Tiên sẽ khoẻ mạnh suốt đời, không vướng lo bệnh tật. Báo GDTĐ viết về núi này như sau.
Núi Đinh thuộc xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh - tỉnh Quảng Bình. Gần 1300 bậc đá mà người xưa đã có công ghè đẽo nay như lẫn giữa những đám rêu phong và thảm lá khô mục nát. Nơi đây còn giữ được vẻ đẹp hoang sơ giữa muôn trùng núi đá, giữa mênh mang non nước tạo ra thế "sơn hoà, thuỷ hoà, thiên địa chi hoà ứng" (Theo Ô-Châu-Mạn-Lục đời Đại -Phúc -Nguyên). Đỉnh núi nơi đây không trải theo chiều rộng mà vút cao khiến ta chuếnh choáng.
Đến chân núi Thần Đinh, người ta đã thấy dấu tích của các nhà sư hàng trăm năm trước: Những bệ đá ngồi thiền vẫn còn nguyên.

Đại Nam Nhất Thống Chí, tập 2 có viết: "Núi Thần Đinh cách huyện Phong Lộc 20 dặm về phía nam, núi đá cao chót vót, trên núi có Chùa Kim Phong (Chùa Non)". Đúng như sử sách ghi lại, Chùa Kim Phong vẫn còn dấu tích núp dưới tán của một cây cổ thụ xanh rì. Chùa có diện tích 128 m2, ngày xưa có 8 gian, cạnh chùa còn có những bãi đất rộng để trồng hoa. Những chiếc chuông chùa bằng đồng, bệ đẽo bằng đá đến nay vẫn còn được lưu giữ. Cách Chùa Kim Phong không xa là ngôi miếu cổ gần như nguyên vẹn với những đường cong của mái miếu. Người ta khó có thể hình dung được các nhà sư đã xây dựng khu chùa như thế nào ở độ cao 342m. Giếng Tiên trên núi Thần Đinh cũng còn là một điều bí ẩn. Trên đỉnh núi cao lại tồn tại một giếng nước, tương truyền đáy giếng thông với Bàu Sen (một hồ nước ngọt nằm dưới núi). Nước trong Giếng Tiên lúc nào cũng trong xanh mát. Cả bốn mùa nước trong giếng không đầy cũng không vơi.
Sau hơn 200 năm, tất cả đã không còn nguyên vẹn. Nhưng vẫn còn lại đây 1300 bậc đá mòn, những bức tường rêu phong, ngôi miếu cổ, lò nung vôi, giếng nước tiên sâu thẳm, các hang động huyền bí trong tiếng con vượn, con khỉ gọi bầy trên những cây sú còn nguyên sinh.
Bạn,
Núi Thần Đinh là vậy nhưng tiếc thay cho đến nay, tất cả kế hoạch đầu tư bảo tồn sinh thái, tôn tạo di tích chỉ mới nằm trên những dự án. Từ dự án đến triển khai là một chặng đường dài. Và như thế núi Thần đinh vẫn chưa thức giấc.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trên đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, tiêu là cây đặc sản và thế mạnh giúp nhiều nông dân thoát nghèo. Nhưng, thời gian gần đây, nông dân Phú Quốc ùn ùn bán vườn tiêu. Các vườn tiêu Phú Quốc tiêu điều, và đặs sản tiêu của đảo này có nguy cơ sắp "tiêu". Báo SGGP ghi nhận về thực trạng này như sau. Ở Phú Quốc những ngày này, chuyện sang bán vườn tiêu đã trở thành cơn sốt.
Theo báo quốc nội, hệ thống giao thông trên địa bàn củamột số quận của thành phố Sài Gòn đang trong tình trạng hư hại nặng. Trên nhiều đoạn đường thuộc các quận Tân Bình, Quận 7, Quận 12, thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông do có quá nhiều "ổ gà, ổ trâu" và những vũng nước sâu. Mặt đường còn bị cày nát bởi các xe tải qua lại hàng ngày.
Theo báo Sài Gòn Tiếp Thị so với năm học trước, năm nay chi phí chuẩn bị cho một đứa con đi học tăng khoảng 20%, lại là những khoản chi rất "cơ bản" mà phụ huynh cũng không biết phải cắt giảm khoản nào. Nhiều gia đình phải chạy tiền học cho con ngay từ mùa hè. Báo SGTT ghi lại những trường hợp khốn khó của một số phụ huynh như sau.
Từ ngàn xưa, việc đi buôn bằng đường sông đã trở thành nét đặc trưng của người dân đất phương Nam "lắm kênh nhiều rạch". Thế nhưng trên những nẻo hành trình ngược xuôi đó, dân buôn chuyến luôn đối mặt với bao rủi ro và nạn hiếp đáp từ nhiều phía. Có rong ruổi, lênh đênh trên sông nước cùng họ, mới thấu hiểu những nhọc nhằn
Trên địa bàn tỉnh Thưà Thiên, có 1 vùng đất nằm dọc bờ biển và gần như tách biệt với đất liền. Bao năm rồi người dân nơi đây luôn đối mặt với với bão lũ, nước dâng , cát bay, cát lở... Tai hoạ này đi qua, hiểm nguy kia ập lại. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt đó, người dân ở đây vẫn bám lấy cát, bám lấy biển để sống trong cảnh khốn cùng. Báo Người Lao Động viết như sau.
Tại một số địa điểm của các khu rừng nguyên sinh ở đảo Phú Quốc, một loại hình "dịch vụ" đang thu hút đông du khách thuộc nam giới. Trong cái vắng lặng của rừng, du khách chứng kiến những "tiên nữ" 18-20 tuổi trong bộ đồ 2 mảnh đùa giỡn trên dòng suối. Đó là những cô gái đang chiêu dụ khách cùng tắm chung để mát trời ông địa. Phóng viên báo Lao Động kể như sau..
Chuyện xảy ra tại 1 xã ven biển nghèo nàn của tỉnh Thanh Hóa. Trong hoàn cảnh khốn khổ này, dân nghèo đối mặt với đói nghèo, và hơn một nửa số lao động trong xã đã phải tha hương mưu sinh. Báo Lao Động ghi nhận như sau.
Tại một số xã ngoại thành Sài Gòn, từ hơn hai năm nay, đã hình thành những phiên chợ cỏ mà thôi. Người bán và mua đều là nông dân. Cũng nhờ những ngôi chợ này, nhiều dân nghèo ở các tỉnh miền Tây và một số huyện ngoại thành Sài Gòn đã thoát nghèo. Báo SGGP viết về những phiên chợ cỏ và những dân nghèo kiếm sống nhờ nghề cắt cỏ như sau.
Theo báo Thanh Niên, chuyện học Anh văn, điện toán đã thành chuyện thường ngày ở VN, bây giờ muốn theo kịp thời đại thì phải biết thêm nhiều ngoại ngữ khác, đó là câu nói cửa miệng của nhiều thanh niên, thanh nữ hiện nay. Tiếng Nhật, tiếng Đại Hàn đang được giới trẻ VN ưa chuộng, trong đó lợi thế có phần nghiêng về ngôn ngữ đến từ đất nước mặt trời mọc. Báo TN viết như sau.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.