Hôm nay,  

Dân Cả Làng Đi Bán Máu

06/12/200100:00:00(Xem: 4224)
Bạn,
Theo báo Tuổi Trẻ, cách đây 15 năm, tại Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, một tổ thủy cơ bị thất cơ lỡ vận, lênh đênh mãi trên sông nước rồi về sống dật dờ ở bên bờ sông Đáy, mỗi năm tổ này có thêm vài người cùng cảnh ngộ từ trong Nam, ngoài Bắc dạt vào tạo thành làng nổi, gồm 18 thuyền kết dính bên nhau. Cuộc sống gian truân của nhiều nẻo đời bất hạnh này đã biến một làng chài có tên thơ mộng, làng Phù Vân, thành làng nổi với hơn 100 người chuyên nghề bán máu.

Ghé thăm làng bán máu, phóng viên báo Tuổi Trẻ được nghe câu chuyện từ một ông lão của làng nổi nay đã 79 tuổi. Đưa bàn tay gầy run run cầm lấy quai chiếc cốc vại gần đầy rượu, ông lão nói vẻ mệt nhọc: "Tôi bán hết máu rồi, bán suốt 47 năm, mới nghỉ một năm nay thì thành lão." Lần đầu tiên nhìn một ông già uống rượu bằng cốc vại, phóng viên TT như lạc về một miệt rừng rú xa xôi nào đó, nơi những người nghiện rượu thường ngồi phơi cả tấm lưng trần dưới nắng lửa, uống hừng hực bằng bát sành trước khi vác rìu vô rừng. Lão làng này kể tiếp: "Trước đây tôi có vài lần hiến máu nhân đạo, sau đó do nỗi buồn của cuộc sống độc thân lẫn cảnh sống khó khăn, tôi tìm đến làng nổi. Một đời bán máu tự nuôi mình mới đó mà tuổi đã già, sức đã yếu." Một mình lão với chiếc thuyền con "mai ăn ở nhà này một ít, mai ăn ở nhà kia một ít" sống cho qua ngày kham khó. Một lão làng tên là N.V.Đ, 70 tuổi, không hề biết đến cha mẹ, đi bụi từ bé không lấy vợ, không con, cũng một mình, một thuyền nan đơn chiếc. Ông Đ cũng cầm một cốc vại rượu uống rồi nói: "Tuy được phong già làng nhưng tôi vẫn còn máu để bán. Khổ nỗi máu già khó bán lắm vì máu trẻ có khi còn bị ế nữa là...Tuổi tôi muốn bán máu được phải cậy nhờ anh em ở trên bến lẫn dưới thuyền." Chị H, 49 tuổi mà trông như một bác gái đã về già. "Quê" của chị ở xóm Chiếu, cầu Ông Lãnh, bến Vân Đồn, phường 9, quận 4, Sài Gòn. 12 năm gia nhập làng bán máu, chị là người thường vay nợ ăn đong từng ký gạo để đến tháng bán máu trả nợ. Chị H nói: "Người nghèo là người không bán được máu. Và người nghèo nhất là người không còn máu để bán."

Báo TT cho biết: hiện làng nổi có hai người hết bán được máu vì đã trên 70 tuổi, bốn trẻ dưới 10 tuổi thì chưa thể đi bán máu được, còn đa số ai cũng lao vào bán máu (nữ chiếm 61%, nam 12%). Còn tương lai của những cháu bé khi qua tuổi 10 thì sao" Mẹ của cháu P chỉ vào con mình nói trong nước mắt: "Con nhỏ này cũng sắp phải đi bán máu này. Anh chị nó ngoài bán máu còn phải nhặt đồng nát hoặc đi làm phụ mới trụ được cuộc sống không nghề nghiệp này." Ở làng nổi không khí bán máu lúc nào cũng nhộn nhạo. Riêng vụ bán máu mà ai cũng có những chi tiết ghi lòng tạc dạ như: Càng bán được nhiều máu càng tốt. Cứ thò tay là mong người ta lấy được máu. Theo nguyên tắc, cứ hai tháng mới được bán máu một lần, nhưng trong hai tháng đó, có thể đi bán tại 10 cửa khác nhau, hết bệnh viện Hà Nam ra Hà Nội, Bắc Ninh lại vào Thanh Hóa, Vinh xong quay ra Thanh Nhàn. Phải tìm cách đi lọt 2-3 cửa bán được nhiều máu mới đủ ăn.

Bạn,
Muốn cho mau lại máu, người làng nổi thường ăn cá mè rán hoặc trứng gà sống. Phóng viên TT chứng kiến tại một quán nước, một số khách vào quán, chị bán hàng không cần hỏi han gì, luôn tay đập trứng gà, cứ hai quả cho vào một cốc vại đầy rượu và họ chỉ cần ty vài hơi là cạn cốc. Khách của chị là những người bán máu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.