Hôm nay,  

PHÁP HỘI KINH PHÁP HOA- KỲ III TẠI ĐẠO TRÀNG ĐUỐC TUỆ

26/07/201910:33:00(Xem: 2795)

            Chiều chủ nhật 16 tháng 6 năm 2019 tại Trung Tâm Shangha, Hội Phật Học Đuốc Tuệ tổ chức Pháp Hội Kinh Pháp Hoa, kỳ 3 do Thượng Tọa Thích Tâm Thiện làm giảng Sư.

 

            Hôm nay cũng là Ngày Lễ Cha ( Father’s Day ) theo tập tục nước Mỹ. Cùng ngày này vùng Little Sai Gòn có nhiều sự kiện Phật Giáo như Lễ Phật Đản, Pháp Hội A Di Đà…Đó là lý do tại sao thính chúng vân tập đến Pháp Hội Kinh Pháp Hoa ít hơn so với những kỳ trước. Nhưng điều đó cũng chứng tỏ những đạo hữu có mặt nặng lòng với Kinh Pháp Hoa nhiều hơn. Chúng tôi liên tưởng đến Phẩm thứ Hai, Phương Tiện, trong đó có sự việc năm ngàn thính chúng rời bỏ đạo tràng khi Đức Phật sắp sửa giảng nói Kinh Pháp Hoa vì họ tự cho đã chứng đạo rồi không cần nghe thêm.

            Trong buổi Pháp thoại hôm nay TT Tâm Thiện tiếp tục giảng về Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa  (KĐTVLN) được coi như ngưỡng cửa mà thính chúng phải bước qua trước khi chính thức nghe giảng về Kinh Pháp Hoa (KPH).  Bởi vì nếu chưa thâm hiểu KĐTVLN, thính chúng  có thể sẽ hiểu sai về KPH đưa đến những thực hành tai hại.

 

            Vị thế của KĐTVLN so với KPH như thế nào? Ta hãy đọc lại Phẩm Tựa tức là Phẩm thứ Nhất trong KPH. Sau khi các hàng thính chúng vân tập về núi Kỳ Xà Quật, “Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn, hàng tứ chúng vây quanh cúng dường cung kính, ngợi khen, tôn trọng, vì các vị Bồ Tát mà nói Kinh Đại thừa tên Vô Lượng Nghĩa, là pháp giáo hóa Bồ Tát được chư Phật hộ niệm. Nói Kinh này xong, đức Phật ngồi xếp bằng nhập vào chánh định Vô Lượng Nghĩa Xứ, thân và tâm đều không lay động” ( Kinh Pháp Hoa—HT Thich Trí Tịnh-- trang 29). Trong khi nhập định như vậy, “Đức Phật từ nơi tướng lông trắng giữa chặn mày phóng ra luồng hào quang chiếu khắp cả một muôn tám nghìn cõi ở phương Đông……( KPH—Thích Trí Tịnh--trang 30)

 

            Hiện tượng lạ này làm toàn thể thính chúng khởi lòng nghi không biết Đức Phật sẽ thuyết pháp đề tài gì cao siêu mầu nhiệm. Bồ Tát Di Lặc cũng không hiểu, thay mặt thính chúng đặt câu hỏi với Bồ Tát Văn Thù. Câu  trả lời của Bồ Tát Văn Thù mở đầu cho sự giảng KPH của Đức Phật từ Phẩm Phương Tiện thứ hai cho đến Phẩm thứ 28 kết thúc với Bồ tát Phổ Hiền Khuyến Phát.  

            Suy gẫm sâu đoạn văn này sẽ giúp thính chúng hiểu rõ vai trò của KĐTVLN đối với KPH.

 

          Cái gì gọi là vô lượng nghĩa? Trước hết lấy thí dụ trong đời thường. Hôm nay là ngày lễ  Cha. Từ ngữ  “Cha” mang nhiều ý nghĩa. Hôm nay các người con làm lễ nhớ ơn người cha huyết thống của mình. Trong đạo Công giáo, quí vị Linh Mục được gọi là quí Cha; đức Giáo Hoàng gọi là Đức Thánh Cha; cao hơn hết Đức Chúa Trời gọi là Đức Chúa Cha. Trong Nho giáo, những nho sĩ lập thân theo lộ trình Tu thân, Tề gia, Trị Quốc, Bình thiên hạ bằng cách đi tìm một ông vua để phò tá. Họ tự gọi là bậc Cha Mẹ của dân. Dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ tôn xưng Ngài Mustafa Kemal ( 1881-1938) là ATATURK có nghĩa Vị Cha của Dân Tộc Thổ ( Father of Turks). Như vậy chữ Cha có những ý nghĩa từ bình diện huyết thống qua bình diện xã hội dân tộc lên dến bình diện tâm linh.

              Trong Phật giáo, rất nhiều từ ngữ mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Thí dụ chữ Lửa. Từ lửa do củi, đuốc, dầu phát ra, đi đến lửa tham , lửa tình, lửa giận, lửa thù, lửa si mê. Cao hơn nữa là lửa tam muội như trong Phẩm Dược Vương Bồ Tát , thứ 23 ( sđd- từ trang 547 đến trang 566)

Phẩm này kể chuyện BT Dược Vương dùng lửa tam muội tức là lửa chánh định để tự đốt thân mình, tượng trưng cho công phu tu luyện tinh lọc sắc thân phàm tục mà Hòa Thượng Thích Thanh Từ gọi là công phu Phá Sắc Ấm ( Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Giảng Giải— Thích Thanh Từ- từ trang 647 đến trang 672 )

 

            Một chữ “lửa” mà Phật giáo dùng vừa để chỉ những pháp xấu ác vừa để chỉ những pháp thanh tịnh, hàm ý có nỗ lực chuyển hóa từ xấu đến tốt. Phiền não tức Bồ Đề.  Như trong nhóm từ ngữ “Hoa sen trong biển lửa”, biển lửa chỉ khối hận thù tập thể của một tôn giáo này đối với một tôn giáo khác, của một giai cấp này đối với một giai cấp khác”.

 

           Trong đời thường, chúng sinh cũng dùng một chữ để chỉ những đối tượng trái ngược  nhau. Như chữ Cha, vừa dùng bày tỏ lòng kính trọng đối với những đối tượng đáng kính,  vừa bày tỏ lòng khinh nhờn đối với những đối tượng xấu, như khi dân gian nói “ thằng cha đó”, “cha căng chú kiết’, “thôi đi cha nội….            

                                               

            Tuy nhiên ngôn ngữ đời thường phản ánh cái tâm điên đảo của chúng sinh trước những cảnh đời xấu ác mà chúng sinh không thể thay đổi được, chuyển hóa được.

 

            Trên đây mới chỉ là một khía cạnh của nhóm từ Vô Lượng Nghĩa. Hòa Thượng Thích Thiện Siêu sẽ cho chúng ta cái nhìn sâu rộng hơn trong tác phẩm Kinh Pháp Hoa Giữa Các Kinh Điển  Đại Thừa ( trang 218 đến trang 223 ).

 

            1/ Chỉ về thật tướng vô tướng :  “Vì thật tướng vô tướng cho nên nó thành nhất thiết tướng, mà nhất thiết tướng tức là nhất thiết nghĩa. Mỗi tướng như vậy là mỗi tính cách của các pháp. Chữ Nghĩa : Là tính cách “ ( sđd –trang 219).

 

            Thí dụ từ cục sắt ta làm ra những tướng kéo, dao, kìm….Hỏi  : thật tướng của cái kéo là gì? Trả lời : sắt. Hỏi tiếp : thật tướng của sắt là gi? Dòng quán tưởng sẽ đi đến vô tận . Vì thế mới nói : “Vô lượng tướng tức là vô lượng nghĩa” ( sđd—trang 220).

 

            2/ Chỉ về Phật pháp vô lượng nghĩa : Vô lượng chúng sinh có vô lượng căn tánh ham muốn khác nhau. Tùy căn cơ mỗi chúng sinh, đức Phật thuyết pháp khác nhau. “Phật tùy theo vô lượng tâm tư, thuyết vô lượng pháp, thành pháp đó gọi là vô lượng nghĩa” (sđd—trang 220)

 

            Một đoạn trong Kinh ĐTVLN : “….vì ham muốn của chúng sinh vô lượng cho nên thuyết pháp cũng vô lượng, vì thuyết pháp vô lượng cho nên nghĩa cũng vô lượng. Mà vô lượng nghĩa đó, do từ một pháp mà sanh một pháp, đó tức là vô tướng vậy. Vô tướng như thế, tức là vô tướng

mà chẳng tướng, chẳng tướng mà vô tướng, thì mới gọi là thật tướng vậy”(KPH-- KĐTVLN—Thích Trí Tịnh---trang 662-663).

 

            3/ Vô lượng nghĩa cũng có nghĩa là không thể đo lường được . Không thể dùng ý thức phân biệt dựa trên những khái niệm  ( conceptual thinking)  để suy nghĩ về thật tướng vô tướng, chỉ có thể đạt đến nó bằng tuệ trực giác. ( intuitive wisdom ).

            Một thí dụ đơn giản trong đời thường: Một người lên núi cao ăn được một trái đào tiên, khi về  kể cho người làng nghe. Họ hỏi “ trái đào ngon như thế nào?” người đó không thể dùng ngôn ngữ, công thức con số để diễn tả vị ngon mà anh ta đã hưởng. Người làng phải tự leo núi tự mình ăn trái đào thì khỏi cần hỏi. Nhưng một ngàn người làng lên núi ăn trái đào thì có một ngàn vị khác nhau. Phật pháp cũng thế, vị giải thoát tùy theo căn cơ mà có sự đắc pháp, đắc qủa, đắc đạo khác nhau. Kinh đại thừa thường dủng nhóm từ  “ bất khả tư nghì” ( không thể nghĩ bằng khái niệm và nói bằng ngôn ngữ).

 

            Đến đây chúng tôi xin tóm lược nội dung KĐTVLN. Kinh này có ba phẩm :

 

            a/ Phẩm 1 : Đức Hạnh

            b/ Phẩm 2 : Thuyết Pháp

            c/ Phẩm 3 : Mười Công Đức   ( KPH-KĐTVLN-sđd—trang 646 đến trang 703)

 

            Phẩm Đức Hạnh nêu lên ba mẫu người lý tưởng mà người tự gọi là Phật tử lấy làm gương để tu hành. Mẫu người cao nhất là Đức Phật Thích Ca ; thứ đến là các vị Đại Bồ Tát có tính cách biểu tượng như BT Văn Thù, BT Quán Thế Âm, BT Dược Vương, BT Phổ Hiền….; mẫu thứ ba là các vị Tỳ Kheo đệ tử có thật trong lịch sử như các tôn giả Xá Lợi Phất, Ma Ha Ca Diếp, A Nan, Mục Kiền Liên….Đặc biệt ngay trong phẩm này, vị trí của các Đại Bồ Tát được nêu trước các Tỳ Kheo và BT Đại Trang Nghiêm là người thay mặt toàn thính chúng đứng ra tôn vinh Đức Phật.

 

             Phẩm Thuyết Pháp nói về giáo pháp căn bản mà Phật nói trong hơn bốn mươi năm, qua ba chặng đầu, chặng giữa và chặng sau cùng trước khi Phật nhập Niết Bàn . “Này Thiện nam tử, lúc ban đầu ta từ chốn Phụ Vương đi đến thành Ba La Nại, trong vườn Lộc Dã Uyển, vì các ông A-Nhã-Câu-Lân năm người khi quay bánh xe pháp Tứ Đế, cũng nói các pháp bản lai rỗng lặng, tàn tạ thay đổi không ngừng. Trong thời gian ấy và những nơi chốn khác, cũng vì các hàng Tỳ Kheo, các hàng Bồ Tát phô bày diễn nói mười hai pháp nhân duyên, sáu pháp Ba –La-Mật, cũng nói các pháp bản lai rỗng lặng, tàn tạ thay đổi không ngừng, niệm niệm sanh diệt. Nay ở nơi đây lại diễn nói Kinh ĐTVLN và cũng nói các pháp bản lai rỗng lặng, tàn tạ thay đổi không ngừng, niệm niệm sinh diệt”

           

             Này Thiện nam tử, Vì vậy lời nói ban đầu, lời nói chặng giữa và lời nói  ngày nay, văn tự tuy là một, nhưng ý nghĩa có khác. Vì ý nghĩa có khác cho nên sự hiểu ngộ của chúng sinh cũng sai khác; vì hiểu ngộ sai khác cho nên đắc pháp, đắc quả, đắc đạo cũng sai khác”(sđd==trang 669-670)

 

            Phẩm Mười Công Đức nói về mười kết quả mà sự tu tập theo KĐTVLN mang lại cho hành giả. Đó là mười bậc của hạnh Bổ Tát mà Phật giáo đại thừa gọi là Thập Địa, khởi đầu từ bậc Hoan Hỉ địa, Ly Cấu địa, Phát Quang địa, Diệm Huệ địa, Nan Thắng địa, Hiện Tiền địa, Viễn Hành địa, Bất Động địa, Thiện Tuệ địa, cho đến bậc cao nhất là Pháp Vân địa.

 

            Khi đạt đến ngôi thập địa này  , hành giả “Lại hay phát tâm cứu độ hết thảy chúng sinh thành tựu Đại Bi, rộng hay bạt khổ, huân tập nhiều căn lành, làm lợi ích cho hết thảy mà diễn bày các pháp thanh tịnh để thấm nhuần các chốn khô khan” ( sđd—trang 696 ). Trí Tuệ và lòng Từ Bi là nguyên lý xuyên suốt của Phật pháp, ngược với mọi khuynh hướng bạo lực cuồng tín.

 

             Nếu hành giả chưa hiểu thấu KĐTVLN mà đi ngay vào KPH sẽ có cơ nguy thực hành sai lạc. Hòa thượng Thích Thanh Từ nêu lên nhiều trường hợp có tu sĩ hiểu sai KPH đưa đến hậu quả tai hại. Trong tác phẩm KINH DPLH GIẢNG GIẢI ( sđd trang 654-662), khi nói về việc BT Dược Vương ( Phẩm 23 ) đốt thân và đốt hai tay để cầu Tri Kiến Phật, HT giảng rõ đó chỉ là hình ảnh tượng trưng BT phá sắc ấm và phá tư tưởng chấp nhị biên, “BT xả kiến chấp về thân, không còn thấy thân tứ đại là thật ngã nên ngộ Phật Pháp Thân” ( sđd—trang 656). “ Chúng ta thấy Phật dạy quá rõ ràng nhưng mà sau này có nhiều người đọc KPH hoặc đọc trong giới BT thấy Phật dạy đốt thân cúng dường Phật bèn đốt tay hoặc đốt chân hoặc đốt liều trên đầu để cúng dường Phật……….Tôi có sống gần với những vị đốt một  hai ngón tay. Hồi đốt, không biết họ phát nguyện thế nào, nhưng rồi họ cũng quí thân và ích kỷ quá. Lại có nhiều người đốt trên đầu tới chín liều , thế mà rồi họ cũng cởi áo hoàn tục, sống thường tình người như bao người khác.”( sđd –trang 662).

 

               Theo tinh thần vô lượng nghĩa, từ ngữ “đốt thân” chẳng phải chỉ có một nghĩa dùng lửa củi, dầu đốt thân xác vật lý, mà là dùng tư tưởng quán chiếu xác thân tứ đại là không, như bước đầu của Bát Nhã Tâm Kinh “ quán chiếu ngũ uẩn giai không”. Theo lời giảng của HT Thanh Từ, Phẩm 24, Diệu Âm BT nói về công phu phá thọ ấm; Phẩm 25, Phổ Môn-Quán thế Âm BT nói về công phu phá tưởng ấm ; Phẩm 26, Đà La Ni nói về công phu phá hành ấm; Phẩm 27, Diệu Trang Nghiêm Vương Bổn Sự nói về công phu phá thức ấm. Sắc, thọ, tưởng, hành, thức là năm cái ấm ngăn che tâm trí chúng sinh không thấy được Phật tánh. “Phá được thức ấm là qua được Cửu địa và Thập địa Bồ Tát, rồi lên Đẳng giác, Diệu giác thành Phật” ( sđd—trang722 ).

 

               Xét chung, hai mươi tám phẩm của KPH so với KĐTVLN có hai chức năng :

 

               a/ Triển khai rộng hơn những nguyên lý tổng quát trong KĐTVLN

 

               b/ Dùng ngôn ngữ hình ảnh tượng trưng cho những tư tưởng khái niệm trừu tượng

 

              Chúng ta hãy đọc lại đoạn văn trong Phẩm 1, Tựa, nói về việc Phật thuyết KĐTVLN. Sau khi thuyết kinh này xong, Phật nhập định, phóng hòa quang từ tướng lông trắng giữa chặn

mảy. Theo lời giảng của HT Thích Thiện Siêu, thuyết pháp là khẩu nghiệp, nhập định là ý nghiệp, phóng quang là thân nghiệp. Phóng hào quang từ giữa hai chân mày tượng trưng Lý trung đạo vượt qua tư tưởng nhị biên ( sđd—trang 220). BT Di Lặc tượng trưng cho ý thức phân biệt theo những khái niệm; BT Văn Thù tượng trưng cho Tuệ trực Giác ( Intuitive Wisdom).

              

                 “Di Lặc là biểu thị cho tâm tư phân biệt, ý thức phân biệt, đang còn ở thức chứ chưa phải trí “ ( sđd---Thích Thiện Siêu---trang 233).

 

                “Theo Duy Thức học thì BT Di Lặc tượng trưng cho Thức phân biệt.     

Bởi Thức phân biệt nên không thể hiểu được những hình ảnh biểu trưng Tri Kiến Phật tức là Lý trung đạo. Vì Tri Kiến Phật vượt khỏi pháp nhị nguyên tương đối của thế gian. BT Văn Thù tượng trưng cho căn bản trí hay Bản Giác có sẵn nơi mỗi chúng sinh” ( sđd—HT Thích Thanh Từ--trang 23 ).

 

                Thượng Tọa giảng sư hôm nay giảng về Phẩm thứ 10, Pháp Sư,  như là một chương khai triển rộng hơn , cụ thể hơn những nguyên lý phổ quát trong KĐTVLN.

 

                 Đạo Tràng thanh tịnh với hàng thính chúng chọn lọc, tươi mát với những bản đạo ca của nhạc sĩ Tâm Nguyên Trí và cô Thúy Anh, trang nghiêm với Bác Mật Nghiêm, con chim đầu đàn của HPH Đuốc Tuệ, cùng những vị cao niên “bất thối chuyển” trong ban điều hành, duyên dáng với MC Tịnh Tánh….Giảng sư ôn lại tư tưởng nhất thừa trong KĐTVLN. Giống như nước có công dụng rửa sạch cấu uế dù là nước sông, nước suối, nước giếng, nước biển, Phật pháp chỉ có một vị là vị giải thoát, có công dụng rửa sạch trần lao phiền não cho mọi loài chúng sinh , dù là pháp  giảng trong Tứ Diệu Đế, Mười Hai Nhân Duyên, trong các Kinh Phương Đẳng, Đại Trí Độ Luận, Hoa Nghiêm..(KĐTVLN—Trang 670 ).

 

                 Phẩm Pháp sư nói về bốn hạng người liên quan đến KPH:

   

                 1/ Hạng người “ôm lòng chẳng lành đỏ mặt mà mắng Phật”. Hạng người này tạo nên “đời ác” ngay khi Phật còn tại thế đã đem lòng oán ghét KPH huống chi sau khi Phật diệt độ.

 

                2/ Hạng người hoan hỷ dự thính những buổi pháp thoại về KPH dù chỉ tùy hỷ với một câu kinh. Đối với thính chúng này, Phật cũng thọ ký cho vào Phật đạo

 

               3/ Hạng người thọ trì đọc tụng, giải nói, biên chép KPH, thuyết pháp trước một người hay trước một đạo tràng.  Hạng người này đã  thành tựu đạo BT từ nhiều kiếp trước, đáng lẽ vui hưởng Niết Bàn thanh tịnh nhưng vì thương xót chúng sinh mà trở lại cõi đời ác, rộng nói KPH .

 

              4/ Hạng người siêng năng đọc tụng KPH   “ở riêng nơi vắng vẻ--Lặng lẽ không tiếng người”

               Riêng đối với hạng người thứ 3 lăn lộn giữa đời ác để nói KPH, họ sẽ gặp nhiều nguy hiểm

                                                            Nếu lúc nói Kinh này

                                                            Có người lời ác mắng

                                                            Dao, gậy, ngói, đá đánh

                                                            Nhớ Phật nên phải nhịn

                                                            (KPH—sđd—Phẩm 10--trang 333)

 

Vì thế Phật trao cho Pháp sư ba món bửu bối để hành đạo giữa đời ác;

                                                            Nếu người nói Kinh này

                                                            Nên vào Nhà Như Lai

                                                            Mặc Y của Như Lai

                                                            Mà ngồi tòa Như Lai

                                                            Ở trong chúng không sợ

                                                            Rộng vì người giải nói

                                                            Từ Bi Lớn làm Nhà

                                                            Ý nhu hòa nhẫn nhục

                                                            Các Pháp Không làm Tòa (sđd—trang 332-333                               

                   Hòa Thượng Thích Thanh Từ giảng : “Vì Tri Kiến Phật là tánh giác có sẵn nơi mỗi người, mà bị vô minh vọng tưởng che khuất, muốn cho tánh giác hiển lộ thì phải có trí tuệ thấy rõ thật tướng tất cả các pháp không có tự thể cố định, tùy duyên tạm có, huyễn hóa không thật, thấy rõ ràng không lầm lẫn, thì đối với mọi hoàn cảnh khó, khổ, đói, thiếu, vinh, nhục…không cố chấp, không chao động, và thấy chúng sinh đang mê mờ chạy theo giả tướng tạo nghiệp đi trong luân hồi sanh tử không có ngày dừng nên khởi lòng từ bi tế độ” ( sđd---409).

 

                  Đối chiếu với KĐTVLN, Phẩm 1, Đức Hạnh đã nói về khả năng của Bồ tát “ Được trí huệ lớn, thông suốt các pháp, phân biệt rõ ràng, tánh tướng chơn thật, không có vắn dài, tỏ rõ phân minh……..thường trụ an vui ở chốn vi diệu chơn thật, dùng vô lượng đaị bi cứ khổ chúng sinh” ( KĐTVLN—trang-650).

 

                Thượng Tọa giảng sư nhấn mạnh tính nhất quán trong giáo pháp của Đức Phật   : Một tướng, một vị, một âm, một thân… “ Này Thiện nam tử, vì lấy nghĩa đó cho nên chư Phật không có chỗ nào nói hai lời, chỉ dùng một âm thanh để ứng hợp tất cả giọng tiếng và chỉ dùng một thân mà thị hiện hằng hà sa số thân…” ( KĐTVLN—trang 671-672).

 

               Kết thúc buổi Pháp thoại, Thượng tọa mời thính chúng về Tu Viện Thượng Hạnh ở Dallas, Texas tham dự Lễ mừng tôn tượng Bồ Tát Quán Thế Âm  từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 9 năm 2019.

 

              Thay mặt toàn thể đạo tràng, đạo hữu Tâm Cát lên cảm ơn Thượng Tọa giảng sư  đã cho thính chúng những lời giảng càng ngày càng sâu về Kinh Pháp Hoa, và hy vọng vào tháng 10 Thượng Tọa sẽ lại chủ trì Pháp Hội Kinh Pháp Hoa, kỳ 4 tạm kết luận về Triết Lý trong Kinh Pháp Hoa.

 

                                                                                            Đào Ngọc Phong

                   

                                                                        Westminster, CA ngày 20 tháng 7 năm 2019

 

                                                           

KINH SÁCH THAM KHẢO

1/ Kinh Pháp Hoa  ( Bản dịch Việt ngữ của HT Thích Trí Tịnh—Phật Học Viện Quốc Tế

    Xuất Bản-CA-USA-1999 )

2/ Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Giảng Giải –HT Thích Thanh Từ ( Sài Gòn 1994)

3/ Sen Nở Trời Phương Ngoại ( Lá Bối—HT Thích Nhất Hạnh--SIC-CA-USA-2001 )

4/ Lược Giải Kinh Pháp Hoa  -HT Thích Trí Quảng ( Sài Gòn-1999)

5/ Kinh Pháp Hoa Giữa Các Kinh Điển Đại Thừa –HT Thích Thiện Siêu ( Sài Gòn-1999)

                                                           

                                                           

 

 

                                                           

 

                                                           

 

 

 

 

 

            

 

           

                                                                                   

 

 

               

           

           

 

 

                                                                                               

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.