Hôm nay,  

Khách Sợ Đại Lý Bảo Hiểm

14/12/200000:00:00(Xem: 5058)
Bạn,
Theo ghi nhận của báo Kinh tế Sài Gòn, dịch vụ bảo hiểm nhân thọ đang phát triển tại Việt Nam với hơn 10 công ty chuyên trách về thị trường này. Tuy nhiên, theo tài liệu của ngành bảo hiểm, VN có dân số gần 80 triệu người, nhưng số người tham gia bảo hiểm nhân thọ vẫn còn quá ít, chỉ khoảng 1%, tập trung ở Sài Gòn và Hà Nội. Để mở rộng tầm hoạt động, các công ty bảo hiểm đã tổ chức mạng lưới đại lý, những người trực tiếp mời khách hàng mua bảo hiểm. Đã có những cách tiếp thị sáng tạo và ấn tượng để thu hút khách hàng, nhưng cũng có không ít những thủ thuật hay tiểu xảo đã làm cho khách hàng bực mình.

Báo quốc nội ghi lại câu chuyện tại một bữa tiệc: sau một lúc hàn huyên, những vị khách trong bàn chuyển sang đề tài mua bảo hiểm. Bàn tiệc có mười người thì hết sáu người đã được các đại lý gõ cửa tiếp thị. Đa số các đại lý mời mua bảo hiểm qua điện thoại. Đôi khi những cú điện thoại đó do người quen biết nay là đại lý bảo hiểm gọi lại, nhưng đa số toàn là những người hoàn toàn xa lạ. Vì sao họ biết để gọi ư " Cũng chẳng có gì khó vì các đại lý cũng đã biết khai thác nguồn hàng tiềm tàng từ các cuốn danh bạ điện thoại hay được một người quen nào đó giới thiệu. Một người trong bàn tiệc nói rằng anh đã cảm thấy sợ những người bán bảo hiểm nhân thọ bởi họ đeo bám đai quá. Anh ta kể: Có trường hợp người quen vài năm không gặp, nay tự nhiên gọi điện thoại đến mời mua bảo hiểm. Chưa muốn mua, hẹn dịp khác thì vài tuần sau anh lại nhận được lời nhắc. Bực dọc bỏ máy không tiếp chuyện với người quen, mà lại là nữ, thì thấy kỳ quá, nhưng cứ phải giữ máy để nghe mời chào thì anh lại không thích. Cuối cùng thì anh cũng dứt được cái đuôi khi bịa ra câu trả lời rằng cô em gái của anh vừa mới vào làm cho một công ty bảo hiểm nhân thọ A.

Anh chưa kịp dứt lời, cô bạn cùng bàn đã chen vào nói rằng những bực dọc của anh không thấm vào đâu so với chuyện của cô. Cô kể: Một buổi trưa sau bữa cơm, cả nhà vừa đi nghỉ thì chuông điện thoại reng. Mẹ của cô nhắc máy, giọng nói từ đầu dây bên kia yêu cầu gặp phụ huynh của đứa cháu cưng của bà. Bà hỏi có chuyện gì không thì chỉ nhận được câu trả lời là cần nói chuyện với phụ huynh. Người già hay lo nên nghe như vậy mẹ cô cảm thấy bất an vì giờ này thằng cháu của bà đang học ở trường bán trú. Không biết có chuyện gì mà có người gọi tới giờ này, lại cứ đòi gặp phụ huynh mà không nêu lý do. Bà tất tả gọi con từ lầu xuống nghe điện thoại vì có chuyện liên quan đến thằng nhỏ. Nghe như vậy cô cũng đâm hoảng, cô vừa nhắc máy trả lời vừa lo. Đến lúc này thì đầu dây bên kia mới xưng là nhân viên của một công ty bảo hiểm nhân thọ, mời mua bảo hiểm cho cháu và xin một cái hẹn đến giới thiệu sản phẩm. Cô trút được gánh lo trong lòng nhưng thật chẳng còn lòng dạ nào mà bàn đến chuyện bảo hiểm.

Bạn,
Ngoài những kiểu tiếp thị như trên, cũng có những cách tiếp thị khá đặc biệt như câu chuyện sau đây: Một buổi chiều vừa đón con từ trường mẫu giáo, một phụ nữ tên Việt đã nghe đứa bé líu lo: “Mẹ ơi! mẹ có thư. Cô giáo dặn con phải nhắc mẹ đọc thư.” Không giống như mọi lần, thư gửi cho chị không phải để mời họp mà là mời mua bảo hiểm. Nội dung thư chỉ là vài dòng vắn tắt giới thiệu về công ty bảo hiểm C, ích lợi tham gia mua bảo hiểm ngay từ bây giờ cho con của chị, cuối thư là tên và số điện thoại của người bán bảo hiểm. Không biết bằng con đường nào mà đại lý bảo hiểm nọ thuyết phục được cô giáo giúp đưa thư đến tay từng phụ huynh. Và kết quả là phụ huynh nói trên vốn là người hay lo xa, thương con, gia đình lại có thu nhập khá, nên sau vài lần tiếp xúc với đại lý, đã quyết định mua bảo hiểm an sinh cho con mình.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.