Hôm nay,  

Lễ Hội Nấu Cơm Thi

11/02/200300:00:00(Xem: 6500)
Bạn,
Lá thư kỳ này kể cho bạn nghe chuyện về lễ hội nấu cơm thi ở một làng thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. Đó là Hương Canh, thuộc huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Hương Canh vừa là tên một làng, vừa là tên của cả thị trấn. Báo Giáo Dục-Thời Đại viết về lễ hội này như sau.
Thời Gia Long “Nhị thập niên”, Hương Canh có 7 giáp. Mỗi Giáp cứ theo tên Cơ mà gọi: Cơ Treo Chùa, Cơ Ngói Hạ, Cơ Đông Mướp, Cơ Trong Vam, Cơ Lang Gợ, Cơ Nội Giữa, Cơ Chuôi Chòm. Các Giáp đều được quyền và có trách nhiệm tham gia lễ hội “Nấu cơm thi”.
Lễ hội được tổ chức vào dịp đầu xuân. Mỗi Giáp phải nấu 16 nồi cơm dự thi, gạo Gié cánh, loại gạo đặc sản của Hương Canh, vào nồi bảy bằng đồng điếu, chứ không dùng nồi đất như Khai Quang, Bảo Sơn, Vị Trù, Thanh Dã hay Hiển Lễ, vì 3 đình Hương Canh không thờ ông tổ làm nồi đất là Nồi Hầu, mà thờ vị Thành hoàng thời Ngô Vương Quyền.
Buổi chiều, đúng giờ Mùi, các hộ bưng nồi cơm thi từ nhà mình đã nấu xong, đến nhà trưởng Giáp. Các nồi cơm đều được niêm phong bằng giấy bản, dán nước bọt cơm, bịt kín cả vung. Trên vung ghi rõ tên Giáp và tên chủ hộ.

Các chức sắc trong Giáp được cử làm giám khảo. Mỗi Giáp một người, tất cả gồm 7 cụ. Thêm một cụ đứng đầu điều khiển việc chấm thi, gọi là cụ Trùm Nước.
Cơm mang so tài phải thật trắng, thật thơm và thật dẻo. Cơm đơm ra bát, lúc đang nóng hôi hổi, người ta lấy đũa cả đè lên, các hạt cơm dính chặt lại với nhau. Khi úp dốc xuống, cơm tuột ra khỏi bát thật róc, hạt cơm dính liền và mịn mặt như đóng khuôn. Thứ cơm này gọi là “cơm in”, cắt ra từng miếng như cơm nắm, vừa mịn, vừa dẻo, vừa thơm như xôi.


Muốn đạt được những tiêu chuẩn đó phải chuẩn bị kỹ lưỡng. Nước nấu cơm thường là nước mưa hứng giữa trời, lưu trữ trong chum vại đậy kín, không có mùi ngói vôi, mùi máng kẽm rỉ, mùi nấm mốc ở thân cau, không có bọ gậy. Cả nước vo gạo lẫn nước nấu cơm đều phải lọc rất kỹ; người ta dùng tập giấy bản lót trong rá, để rỏ tí tách xuống vại từ mấy đêm trước. Nấu cơm phải bằng củi xoan khô, đượm lửa, bền than và ít khói, ít bụi. Nồi nấu cơm bằng đồng điếu, đánh sạch, sáng đỏ lên, dùng mỡ cơm xôi để lau nồi trước khi nấu cho dễ róc cháy và không bị bén nồi. Cơm sẽ thơm và không tanh mùi đồng. Vung đất đậy lọt khít trong miệng nồi. Người ta mài nhẹ quanh vành vung để lấy độ tròn và độ nhám, nên đậy vung không cần đệm lá chuối tươi. Vung rất khít, không gây oi khói và vàng cơm. Những nồi cơm đạt yêu cầu, không bị vơi, không bị đầy quá; trên dưới, tứ bề đều ngon, thơm, đẹp như nhau thì được trúng giải. Nồi nấu khéo là nồi không có cháy; lượt cơm đáy không khô cứng, chung quanh không ướt.
Bạn,
Báo quốc nội viết tiếp: Lễ hội “nấu cơm thi” đã đề cao hạt gạo Gié Cánh, loại gạo mà trong sách “Vân đài loại ngữ”, nhà bác học Lê Quý Đôn gọi là Tám Cánh, hoặc Tám Râu, hàm lượng protein lên tới 12%. Hạt gạo Gié Cánh là biểu tượng của 3 làng Hương Canh, Ngọc Canh và Tiên Canh, biểu tượng của nền văn minh lúa nước, đề cao tài năng nấu cơm cho thợ cày, thợ cấy, cho tráng đinh trong trận mạc chống ngoại xâm và giặc cỏ, ở các làng quê miền bán sơn địa xen kẽ đồng bằng Vĩnh Phúc.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Như thế là cơ nguy chiến tranh lớn thêm ở bán đảo Triều Tiên. Néu bùng nô chiến tranh, sẽ liên hệ dĩ nhiên là Mỹ và Bắc Triều Tiên, cũng như nhiều quốc gia gần đó, như Nam Hàn, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan... và văng miểng có thể tới Việt Nam. Nếu bùng nổ chiến tranh, coi chừng Hải quân Trung Quốc thừa cơ chiếm toàn bộ vùng Trường Sa của VN và Philippines... lấy cớ là để giữ giùm.
Tưng bừng Lễ Giáng Sinh... Theo truyền thống Ky Tô Giáo, Lễ Giáng Sinh, còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh, Noel hay Christmas là một ngày lễ kỷ niệm Chúa Giêsu sinh ra đời. Theo phần lớn các tín hữu Kitô giáo, Chúa Giêsu được sinh tại Bethlehem (Bêlem) thuộc xứ Judea (Giuđêa) (ngày nay là 1 thành phố của Palestine), lúc bấy giờ thuộc Đế quốc La Mã, khoảng giữa năm 7 TCN và năm 2.
Hê gặp đồ giả, thế là thua thiệt... Thuốc giả là chết người... Văn bằng giả là hỏng... tín dụng dỏm cũng là hỏng...
Vậy là thêm đề xuất mới từ Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội... Đề xuất về tuổi hưu sẽ có 2 phương án lựa chọn. Dự kiến tương lai có thê cho nam nữ tuổi hưu như nhau.
Treo cờ thời VNCH là chuyện cấm kỵ trong cái gọi là thiên đường xã hội chủ nghĩa Mác-Lê-Hồ tại VN. Do vậy, có 5 bạn vừa bị kêu án nặng, chỉ vì treo cờ.
Tai nạn giao thông là chuyện bình thường hàng ngaỳ, nhưng gây đau đớn cho những người lên hệ trọn đời -- khi có người thân tử nạn, hay thương tật. Lẽ ra cần phạt nặng, rất nặng... đối với những người tái phạm, để bảo vệ cho sinh mạng người khác và chính họ.
Có gì bí ẩn ở Việt Nam: hễ làm ngân hàng là có chuyện. Mất tiền, nên hiểu là làm mất tiền người dân, hay mất tiền công quỹ… Chứ làm gì mất tiền của sếp ngân hàng.
Có cách nào phạt nặng tội vượt đèn đỏ hay không? Bởi vì, quá nhiều tai nạn xảy ra vì vượt đèn đỏ ngã tư, ngã năm... Lẽ ra ngay từ đầu, thi bằng lái là phải nhấn mạnh ưu tiên này.
Nhà thơ Bùi Giáng, cũng là dịch giả và là nhà nghiên cứu văn học, tuy trong cõi đời chỉ trụ thế 71 năm, nhưng tác động với xã hội về mặt ngôn ngữ và phong thái sống hẳn sẽ lâu dài. Nơi đây xin hiệu đính một bài cũ để tưởng niệm nhà thơ lớn này.
Bản tin VTC kể chuyện Sài Gòn: Một số người dân chứng kiến sự việc cho biết, khoảng 20h ngày 14/12, một đôi nam nữ do xích mích chuyện tình cảm nên đứng cự cãi rồi lao vào đánh nhau trước số nhà 360 Phan Văn Trị (phường 11, quận Bình Thạnh, TP.SG).
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.