Hôm nay,  

Ca Trù Cổ Đạm

31/10/199900:00:00(Xem: 5543)
Bạn thân,
Quê hương Nguyễn Du có gì đáng nhớ" Có phải là nơi mà họ Nguyễn ăn rau tới xanh cả mặt sau khi làm loạn bất thành" Tôi tin là bạn chưa biết điều này: đó là nơi có bộ môn nghệ thuật “ca trù.” Không giống gì với các kiểu dân ca trước giờ bạn nghe đâu. Để tôi trích đoạn một bài trong nước về ca trù cho bạn đọc như sau.

Nếu như ở Bắc Ninh có hát quan họ của “liền anh, liền chị” thì vùng đất Nghi Xuân của đại thi hào Nguyễn Du lại là cái nôi của ca trù. Ca trù làng Cổ Đạm, tiếng hát luyến láy được cất lên từ cung đình, đến lễ hội dân gian đã làm mủi lòng biết bao tao nhân, mặc khách... Hát ca trù trước thềm thế kỷ 21 “vẫn còn duyên”…

Theo Đại Nam Sử Ký thì làng Cổ Đạm (nay là xã Xuân Hoa, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã có cách đây hơn 2 vạn năm và hát ca trù hay còn gọi hát ả đào đã xuất hiện từ thế kỷ thứ 16. Làng Cổ Đạm xa xưa là một làng yên ả thanh bình, có những ngọn tiểu khê “Nước ngâm trong vắt” và trông ra xa là “Cát vàng, cồn nọ”, là núi Hồng vờn mây ngũ sắc giống như “Chốn bồng lai, tiên cảnh”. Ca trù được hiện hình từ ánh mắt, từ tình yêu hay từ cội nguồn nhân nghĩa của xứ sở này cho tới bây giờ chưa ai cắt nghĩa được... Chỉ biết rằng theo truyền thuyết: Thuở xưa có một người đàn ông tên là Đinh Lễ xuất thân là con nhà nghèo ở làng Cổ Đạm. Mặc dầu phải sống trong cảnh mò cua, bắt ốc nhưng Đinh Lễ càng lớn càng khoẻ mạnh và học hành rất sáng dạ. Do có công dùi mài kinh sử nên qua các kỳ thi ông đỗ đạt cao. Tuy thế vì không màng danh lợi và ghét thói nịnh thần nên ông không chịu ra làm quan. Bản tính phóng túng và đa cảm với cảnh người, cảnh vật nên ông thích những chuyến đi du sơn, du thuỷ để mượn cảnh đề thơ. Vào một buổi chiều thu, lúc mặt trời sắp tắt nắng, Đinh Lễ đang ngồi duỗi chân trên mỏm đá ở đỉnh núi cao, bất ngờ thấy một ông lão phúc hậu, tóc và râu đều bạc như cước tiến về phía mình. Ông lão vui vẻ nói: Ta là người từ trời xuống đây, ta biết con từ lâu thích cầm, kỳ, thi, hoạ vậy ta cho con khúc gỗ bằng cây ngô đồng này, đẽo thành một cây đàn đáy. Có cây đàn huyền diệu, con sẽ biết hát và mang niềm vui đến cho mọi người. Nói rồi ông lão biến mất.

Đinh Lễ cảm thấy mình xốn xang, ông đưa cây gỗ về nhà và hì hục gọt đẽo thành cây đàn đáy. Đinh Lễ lấy tay gõ nhẹ, tiếng đàn đáy ngân lên một thứ nhạc kỳ lạ, không lảnh lót, réo rắt mà tiếng đàn nhẹ nhàng khoan thai, trầm trầm thấm sâu vào lòng vào dạ. Ông Đinh Lễ vừa đàn, vừa hát những bài thơ của mình. Chẳng bao lâu tiếng tăm Đinh Lễ người đàn và hát hay được nổi lên như một đấng siêu nhân của làng, của nước. Một hôm Đinh Lễ đưa bạn bè đi hát chơi ở Thanh Hoá, thì được tin cô công chúa Bạch Hoa con một ông vua bị câm. Nhà vua bèn sai lính ra mời chàng hát thử để giải sầu cho công chúa. Ai ngờ nghe xong tiếng đàn và giọng ca của Đinh Lễ, công chúa mặt ửng hồng và nàng trở lại thỏ thẻ giọng oanh vàng. Nhà vua mừng rỡ khôn xiết thưởng cho Đinh Lễ rất hậu và tiếp tục mời Đinh Lễ hát cho vua, hoàng hậu và các quan trong triều cùng nghe. Thế là nguồn gốc, sự khởi xướng của ca trù được bắt đầu từ đây cho tới bây giờ tại làng Cổ Đạm vẫn còn đền thờ ông Đinh Lễ, ông tổ của ca trù.

Ở làng Cổ Đạm từ xa xưa đã hình thành các giáo phường hát ca trù, người ta gọi là giáo phường ty Cổ Đạm. Ca trù Cổ Đạm bắt đầu từ thôn làng sau đó vươn tới hát cung đình, cửa đình và rồi được bén rễ vào các tỉnh phía bắc như Ninh Bình, Thái Bình, Hưng Yên. Đào, kép Cổ Đạm (Phú Lạp) thường được mời đi truyền nghề, hoặc đi hát ở các nơi: Hát lễ thần (hát cửa đình), hát hầu ở các nhà quan (hát cửa quyền) và hát ở hội hè, đình đám. Ngày thường họ ở nhà cày cấy làm ăn. Con gái trong giáo phường lớn lên đều biết hát và đi hát cho đến lúc lấy chồng. Những đào hát, kép đào nổi tiếng thì hành nghề cho tới lúc già.

Lịch sử chẳng bao giờ quên, người hát ca trù hay và cũng là người sáng tác ca trù giỏi, đấy là danh nhân kiệt xuất Nguyễn Công Trứ. Trước năm 1820 khi chưa làm quan, Nguyễn Công Trứ đã từng là một kép đàn giỏi của giáo phường Cổ Đạm. Những lần tham gia cùng gánh hát với người đẹp Huệ Thư. Trái tim phiêu lãng của tướng công uy viễn thời trẻ đã được ả đào nương Huệ Thư chinh phục. Chợt nhớ rồi chợt quên nên mới có câu chuyện giai thoại về mối tình này:
Giang san một gánh giữa đồng/ Thuyền quyên (ứ hự) anh hùng nhớ không…

Dễ đến hơn 4 thập kỷ nghệ thuật ca trù của Nghi Xuân gần như bị mai một dần. Để bảo tồn một di sản văn hoá truyền thống, Phòng Văn hoá huyện Nghi Xuân đã cử cán bộ trực tiếp gặp gỡ và tìm hiểu các nghệ nhân và những người hiểu biết về ca trù Cổ Đạm. May thay làng Cổ Đạm hiện đang còn có nghệ nhân cao tuổi, số nghệ nhân này thực ra không phải là ngự ca, là đào chị mà là con em của hai dòng họ Nguyễn + Phan của giáo phường, theo cha anh học đàn, học hát vào thời kỳ cuối cùng của các gánh hát. Hầu hết những gương mặt nghệ nhân này đã bước vào tuổi thất thập cổ lai hy; đấy là bà Mơn, bà Da, bà Xuân, bà Liên, ông Phùng, bà Khánh. Cái tuổi chân chậm, mắt mờ, đi đứng phải có gậy hoặc người dìu vậy mà khi Phòng Văn hoá huyện muốn đun nóng lại món ăn cổ này thì họ có sá gì tuổi tác. Mời ghi âm lại các bài ca trù trước: Đi! Mời tham gia buổi diễn nhân lễ hội: Đi! Mời hướng dẫn luyện giọng cho lớp trẻ ở một lớp học: Đi! …

Mẹ Mơn dáng cao gầy, răng đen hạt na, nói năng vẫn hoạt bát. Nhắc tới ca trù, mẹ kể vanh vách những ả đào Cổ Đạm xưa theo mẹ Mơn ở làng Cổ Đạm trước đây nổi tiếng hát ca trù hay phải kể đến dòng họ Phan. Mẹ Mơn bảo:
Họ Phan có nhiều người tài hoa. Cuối đời Lê, Phan Phú Giai là con hát có tài trào lộng, mỗi khi hát xong đều được thưởng. Biết chúng tôi muốn thưởng thức giọng ca của bà cụ, mẹ Mơn uống một ngụm nước chè xanh rồi cất giọng ứ hự một giọng rất độc đáo của ca trù, nó khác chèo, khác tuồng, khác ví dặm. Bài mẹ hát chính là bài Yêu Hoa của nhà thơ Nguyễn Công Trứ. Dẫu không đàn, không trống, mẹ Mơn chỉ hát chay, vậy mà hồn câu ca được truyền tải qua giọng bà mẹ 80 tuổi này vẫn làm cho chúng tôi bồi hồi xúc động.

Tôi nghe nhiều nam thanh, nữ tú trong làng Cổ Đạm kháo nhau: Hát ca trù hiện nay đang dấy lên phong trào sôi nổi ở khắp nơi, không chỉ bó hẹp ở làng Cổ Đạm, nó đã lan rộng ra nhiều làng, nhiều xã. Huyện Nghi Xuân hiện nay có 3 thế hệ hát ca trù: Thế hệ già, thế hệ thanh niên và thế hệ thiếu niên.

Ca trù là di sản văn hoá cũ, nhưng lại là cái rất mới đối với lớp hậu sinh. Học hát ca trù khó hơn công việc trồng khoai, cấy lúa. Học hát ca trù khó hơn cả học ngoại ngữ nữa. Ấy thế mà bây giờ, trên quê đại thi hào Nguyễn Du này đang xuất hiện những dáng kiều thơm đưa được chất liệu ca trù của quá khứ đến với thời đại xoáy lốc của công nghệ tin học. Nâng niu bản sắc văn hoá dân tộc là nâng niu cái hay, cái đẹp, cái tài hoa, tinh tế. Ca trù là di sản như vậy đấy. Mẹ hát cho con nghe, ông hát cho cháu nghe. Rồi chẳng biết tự bao giờ, đứa cháu luyện được giọng điệu của ông và trở thành ca sĩ nhí. Không vui nào bằng, giữa những ngày lễ hội, người ta lại bắt gặp các cháu nhỏ với bộ xiêm y rỡ ràng ngồi vào chiếu biểu diễn ca trù…

Bạn thân,
Bạn thấy đó. Những thiên tài như Nguyễn Du phải nhiều trăm năm mới có một người, và nếu trong ra đời giữa một chiếc nôi nghệ thuật thì có khi còn hiếm hơn nữa. Chỉ mong là những ngôi làng nghệ thuật như vậy sẽ không bao giờ biến mất trên quê mình.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.