Hôm nay,  

Phu Khuân Vác Ở Bến Tàu

04/04/200200:00:00(Xem: 4999)
Bạn,
Theo báo quốc nội, trong hệ thống đường sông Sài Gòn, có nhiều cụm bến tàu nhỏ dành cho ghe tàu từ các tỉnh miền Tây cập bến. Đây cũng là nơi mưu sinh của dân chuyên nghề khuân vác. Cuộc sống của họ vô cùng khốn khó, hàng ngày họ phải sức người để đổi lấy gạo cơm. Một phóng viên báo Tuổi Trẻ đã viết về tình cảnh của các phu khuân vác tại một bến tàu ở quận 6 Sài Gòn qua đoạn ký sự như sau.

Dọc theo đường Trần Văn Kiểu, quận 6, thành phố Sài Gòn, hàng chục người già trẻ gái trai với khuôn mặt sạm đen vì khuân vác, khắc khổ vì thiếu ăn, ngồi im lặng và chờ đợi. Lúc này còn nước trên dòng kênh đen cạn ráo. Các chủ hàng miền Tây chỉ dám cho tàu neo chính giữa dòng kênh. Đa số những người khuân vác ở đây sống dựa theo thời vụ, hễ có tàu, có hàng cập bến thì lập tức họ nhốn nháo chầu chực chờ được thuê và khi được thuê rồi thì vận hết công lực của mình ra để mà vác. Vác để kiếm sống qua ngày. Một thanh niên tên Đức kể: một ngày vác gần cả trăm tấn hàng. Mỗi tấn gạo, lúa mì từ tàu vác vào bờ cách 150 mét được trả công 8,000 đồng, sau khi trả gần 30% tiền lưu bến, còn lại Đức chỉ được hưởng gần 6 ngàn đồng. Đức tâm sự: Nhiều lúc thèm ăn một cái hột vịt lộn hay uống một ly cà phê cho lại sức để vác tiếp cũng không dám ăn, dám uống. Tôi làm quần quật suốt ngày cố dành dụm tiền để giúp mẹ trị bệnh cao huyết áp. Trong một căn phòng chật chội nằm sâu nơi góc phố nhỏ thuộc phường 14, quận 8, ba người đang trông chờ vào sức lao động của Đức. Đức cho hay nhiều lúc muốn được ai đó giới thiệu cho công việc mới ngoài nghề bốc vác ra, chẳng hạn làm bảo vệ cũng được chứ sức vóc ngày càng có hạn, càng vác càng thấy đau người. Nhưng khổ nỗi nửa chữ bẻ đôi không biết nên tìm một nghề nào khác đối với Đức là chuyện thật xa vời. Không chỉ riêng Đức mà rất nhiều thân phận con người khác đang sống lay lắt ven dòng kênh đen, làm bữa mai ăn bữa chiều, làm suốt đời chỉ dư được cái quần tả lỏn. Bình quân thu nhập mỗi người khuân vác ở đây khoảng 10 ngàn đến 15 ngàn đồng/ngày. Lượng hàng hóa cập bến ngày càng ít đi. Theo lời các phu khuân vác, giờ mỗi ngày chỉ cao lắm là hai tàu cặp bến với lượng hàng hóa khoảng 20-30 chục tấn. Không có hàng thì ngồi chơi rồi sinh ra bài bạc, không được học hành, cứ thế cuộc đời họ trôi nổi theo con nước xoay vòng.

Dân bốc xếp đa phần xuất thân từ phường 14, quận 8. Một thời khu phố này hình thành nên làng bốc xếp từ tự phát cho đến cả đội quân có tổ chức hẳn hoi, chuyên hành nghề bốc xếp cho các bến cảng ở Sài Gòn, tập trung đông nhất là khu vực bến Bình Đông, quận 8. Dần dần, một bộ phận dân bốc xếp của nghề cực nhọc nhưng ít tiền này chuyển sang chạy xe ôm, buôn bán nhỏ. Thế nhưng đội quân bốc xếp khu vực này hiện nay vẫn không hề suy giảm. Thay vào chỗ trống đó là lực lượng lao động nghèo từ các tỉnh lẻ vào, có khoảng 400 phu khuân vác.

Bạn,
Báo TT cũng đã ghi lại chuyện của một phu khuân vác tên Phong, 16 tuổi, học hết lớp 3 thì nghỉ, nhưng lại có nhiều năm làm nghề bốc xếp. Phong nói: "Xóm con có nhiều người bốc vác lắm chú ơi, làm nghề này cực lắm, nhưng nếu không làm thì biết làm nghề gì đây." Một ngày Phong vác gần một tấn hàng hóa từ tàu lên bờ, cả ngày từ từ sáng cho đến tối mịt mới kiếm được khoảng 20,000 đồng rồi về đưa hết cho bà ngoại ở nhà đong gạo cho cả nhà.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.