Hôm nay,  

Vẽ Tranh Tết Trên Dưa

27/01/200600:00:00(Xem: 7353)
Bạn,

Tranh dưa là môn nghệ thuật hiếm hoi chỉ của một vài nước châu Á, vốn nổi tiếng là những quốc gia có tập quán tỉ mỉ, cầu kỳ, điển hình là Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan và Nhật Bản. Tại Sài Gòn, vào dịp Tết, có 1 nhà hàng khách sạn đã gây sự thích thú cho thực khách bằng những bức tranh dưa mừng năm mới. "Họa sĩ" vẽ những bức tranh này chính là những đầu bếp nhà hàng. Báo Người Lao Động ghi nhận về nghệ thuật vẽ tranh trên dưa tại nhà hàng này như sau.

Tạo ấn tượng cho bàn tiệc chúc mừng năm mới, những người thợ bếp nhà hàng Quê Hương bắt đầu viết lên mình dưa những chữ chúc mừng quen thuộc như Phúc -Lộc -Thọ, Cung Chúc Tân Xuân hay Happy New Year gởi đến thực khách của mình. Lãnh trách nhiệm trang trí bàn tiệc, anh Nguyễn Duy Toán (đầu bếp khách sạn Quê Hương - TPSG) quyết định vẽ hình 3 ông Phúc-Lộc-Thọ lên dưa. Sau một lúc suy nghĩ phác thảo hình ảnh của 3 ông trong đầu mình, anh Toán dùng cây "xủi" tự chế (đầu nhọn) vẽ lên mình dưa những gì anh đang hình dung. Mất hơn 1 giờ đồng hồ vân vê với 3 trái dưa, anh cho biết mình đã hoàn thành bản thảo.

Tuy nhiên, nhìn lên trái dưa để tìm kiếm hình 3 ông Phúc-Lộc-Thọ, thực tình tôi chẳng thấy gì ngoài những nét vẽ nguệch ngoạc. Anh Toán cho biết: "Phải mất chừng ấy thời gian nữa (tức hơn 1 giờ đồng hồ) thì hình của các ông mới hiện ra được". Đặt trái dưa nằm ngang trên mặt bàn, hai cánh tay lực lưỡng của anh Toán ôm gọn trái dưa vào lòng như đang ôm một đứa trẻ. Một tay anh đặt hờ lên sống lưng con dao nhọn nhỏ, ngón tay cái bàn tay còn lại đẩy nhẹ mũi dao theo từng đường cạo vỏ dưa như người thợ mộc đang bào gỗ. Sau 3, 4 nét cạo, anh Toán lại đưa chiếc khăn trắng muốt lên lau mặt dưa.

Cứ thế, công việc chạy đều và không gì có thể làm anh dừng lại. Nét cạo mỗi lúc một rộng tạo nên những khoảng không gian trắng tương phản với phần da dưa màu đen. Hình ông Phúc với bình hồ lô rượu treo trên đầu gậy đã hiện ra rõ nét trên trái dưa đầu tiên. Anh Toán cho biết thêm: "Tạo thêm những đám mây bay lượn dưới chân và một chữ Phúc trên đầu trái dưa là hoàn thành. Điều này khiến cho hình trở nên thật, sinh động và có hồn hơn".

Từ nhu cầu tận dụng những vỏ trái dưa đựng thức ăn và cũng để trang trí cho bàn tiệc, những người thợ khéo tay không biết từ lúc nào đã chú ý đến việc tạo hình trên trái dưa, dẫn đến nghệ thuật tranh dưa trưng bày trong ngày Tết ra đời. Ngoài những hình quen thuộc như Phúc-Lộc-Thọ, hình những bông hoa, hình rồng phượng, thợ bếp còn vẽ tranh gắn với chủ đề hằng năm như: năm Thìn thì có Lưỡng long chầu nguyệt, năm Dậu thì có Kim kê độc lập, năm Ngọ thì có Mã đáo thành công, năm Mùi thì Tô Vũ chăn dê,...

Bạn,

Báo NLĐ ghi nhận rằng những bức tranh dưa luôn là tâm điểm chú ý của các du khách nước ngoài. Tuy nhiên, những bức tranh dưa lại không thể để được lâu. Trung bình thời gian hoàn thành tranh dưa là 2 đến 3 giờ đồng hồ nhưng nó chỉ có thể tồn tại được 2 giờ đồng hồ, nhưng đó là cả một công trình nghệ thuật ẩm thực của các đầu bếp tài hoa.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.