Hôm nay,  

Đám Cưới Ở Quê

26/12/200000:00:00(Xem: 5787)
Bạn,
Trong những năm gần đây, các đám cưới ở nông thôn Việt Nam đã biến dạng rất nhiều, không còn thuần túy đám cưới quê mà các nhà phong tục học đã mô tả trong bài viết về nông thôn Việt Nam. Trong cơn lốc của một nền kinh tế thị trường không ổn định, nhiều chao đảo, chuyện cưới hỏi ở vùng quê được xếp vào danh sách các loại mốt. Nhiều gia đình nông thôn khi tổ chức đám cưới đã phải chuẩn bị trước cả vài tháng, hơn lo cả vụ mùa, và sau đám cưới xong, họ phải giải một bài toán nợ nần khó tìm đáp số. Trong lá thư kỳ này, mời bạn nghe câu chuyện về đám cưới ở nông thôn theo ghi nhận của báo Thanh Niên.

Đám cưới ở quê luôn luôn thay đổi từ quy mô tổ chức đến từng chi tiết ẩm thực cho phù hợp với xu thế thời đại. Một đám cưới được coi là hợp mốt hiện nay thường bày cỗ bàn ăn đủ ba ngày: một ngày cưới chính và hai ngày cưới phụ. Ngày cưới chính là ngày rước cô dâu về nhà chú rể. Hai ngày cưới phụ là thời gian biểu mời khách mừng của hai gia đình bên trai bên gái. Khách mời nhiều ít có khác nhau song điểm giống nhau của các đám cưới này là trong ba ngày ấy đều bày cỗ bàn khá lỉnh kỉnh, nếu không nói là đôi khi trở thành xa xỉ không cần thiết.

Một số đám cưới không có tiền của để sắm cỗ bàn còn mổ luôn con bò, thứ đầu cơ nghiệp của mình để gọi là không thua chị kém em. Mâm cỗ cưới bây giờ không đơn giản chỉ là mâm xôi đỗ, chiếc bánh giò như ngày trước nữa mà chất ngất thức ăn: bò tái, dê tái, chim quay... Nghĩa là thứ gì thành phố có thì nông thôn đều có tất cả. Đấy là chưa kể những thủ tục từ khi dạm hỏi đến ngày cưới. Nguyên nhân chính của sự quá xông xênh này xuất phát từ thói sĩ hào của một số người. Thêm vào đó, còn có cái thủ tục trả nợ miệng vẫn tồn tại ăn sâu bám rễ vào nếp sống, cách nghĩ của người nông dân như một hũ tục.

Trang phục cô dâu chú rễ trong một đám cưới ở quê giờ đây có kém gì thành phố. Họ cũng lên tận thành thị thuê những bộ áo veston sang trọng lịch lãm và những bộ váy cưới đủ màu sắc. Dám cưới nào cô dâu chỉ mặc một chiếc áo dài truyền thống thôi thì bị coi là đơn điệu, hà tiện. Có một đám cưới cô dâu phải thay đến năm bộ váy cưới. Có đám cưới chụp hình đến trên 10 cuộn phim, quay video từ cảnh bếp núc đến cảnh hội đánh cờ, chơi phỏm.

Ở thành thị, đám cưới to tỷ lệ thuận với tiền mừng, nhưng đó là những đám cưới con cái của các chức sắc. Còn với người dân quê thì hoàn toàn không phải vậy. Thế mới xảy ra chuyện phong bao dỡ khóc dỡ cười: một cậu có khiếu hài hước, hôm cưới cô bạn anh chàng viết vào bao phong tiền mừng: Tiền mừng chưa đủ thì đến mùa sau sang nhà mình lấy khoai. Chẳng may bà mẹ chú rể đọc phải đã hùng hổ chổng hông chửi nhà cậu này đến khản cả giọng: nào là tại sao rủa con bà sau này khổ cực phải ăn khoai, nào là vô nhân đạo.

Bạn,
Cũng theo báo Thanh Niên, đại đa số gia đình ở nông thôn đều ở mức sống nghèo, và khi mà tình hình kinh tế trong nhà còn thiếu thốn nên khi muốn cưới theo trào lưu, theo mốt cho bằng chị bằng em thì họ phải đi vay tứ phía. Có nhiều gia đình đã phải cầm ruộng vườn, nhượng đất để xoay tiền tổ chức đám cưới cho con cái. Hậu quả là nợ nần chồng chất. Có nhiều gia đình nhiều năm sau vẫn chưa trả hết nợ nần chỉ vì cố tổ chức đám cưới to. Câu nói dân gian “đám cưới một ngày, nợ nần mười năm” đã nói lên thực tế của chuyện cưới hỏi ở nông thôn Việt Nam ngày nay.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.