Hôm nay,  

Thợ Đập Đá Bị Đá Đập

04/08/200400:00:00(Xem: 5702)
Bạn,
Chuyện kể với bạn trong lá thư này xảy ra tại khu khai đá Hòn Sóc thuộc xã Thổ Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. Đó là tình trạng mất an toàn lao động vẫn tiếp tục diễn ra nghiêm trọng; hàng ngàn công nhân phải làm việc trong nỗi phập phồng, chẳng biết hiểm họa giáng xuống đầu mình khi nào. Báo Lao Động kể như sau.
Về thăm khu đá Hòn Sóc, phóng viên lạnh người khi chứng kiến hai thợ đá Phương - Tái đứng cheo leo trên một cây thang tre treo bên vách một tảng đá lớn, liên tục huơ loại búa tạ nặng 5-6 kg giáng mạnh vào đục sắt. Bụi, đá dăm văng tóe khắp người. Giờ nghỉ trưa, Phương tâm sự: "Treo lơ lửng trên không như vậy sợ lắm chứ, nhưng không làm thì biết còn nghề gì để kiếm tiền nuôi vợ, nuôi con. Thợ đục đá tụi em giỏi lắm mỗi ngày cũng chỉ được chủ trả 65 ngàn đồng". Cạnh đó, thợ đá Lê Văn Én (58 tuổi) thâm niên 35 năm trong nghề nhớ lại kỷ niệm buồn: "Mấy năm trước, khi đang đục tảng đá lớn, không may một mảnh thép của cây đục văng trúng vào mắt trái. Gia đình phải vay tiền lên TPSG chữa trị, nhưng do mảnh thép làm vỡ con ngươi, đành ngậm ngùi để bác sĩ múc bỏ một con mắt. Nay mai chắc phải bỏ nghề vì chứng bệnh viêm phổi và con mắt còn lại cứ mờ dần..."
Phóng viên tìm đến lán trại của gia đình ông Chìa gồm 11 người (vợ chồng ông, 6 người con và 3 người em trai). Họ dắt díu nhau từ miệt Vọng Thê (An Giang) qua Hòn Sóc làm nghề đục đá từ hơn 15 năm nay. Bàn tay ông Chìa chai sần, đầy những vết thẹo do miểng đá, đục văng trúng. Ông kể: "15 tuổi, tui đã theo cha lên núi đục đá. Cha tui kiệt sức bởi chứng bệnh lao phổi, đã giải nghệ hơn 10 năm rồi. 6 đứa con tui thì hết 4 đứa đã phải bỏ học giữa chừng khi chưa xong chương trình xóa dốt. ".

Làm thợ đá, không mấy người tránh khỏi mang bệnh nghề nghiệp, nhất là bệnh bụi phổi. Thường thì người vào nghề được 4-5 năm là bắt đầu mang bệnh hậu, lao lực. Khi đục, chẻ đá, rất ít người sử dụng đồ bảo hộ lao động ngay cả một chiếc khẩu trang đơn giản nhất cũng không. Bậc thầy trong cánh thợ đá, lão Phạm Em nói rằng: "Nguy hiểm nhất là lúc "đội" đá. "Đội" đá nghĩa là khi đá dưới chân núi bị khai thác hết, phải bẩy những tảng đá trên cao xuống bãi, phải sử dụng con đội (ngành cơ khí) có sức nâng đến 50 tấn để bẩy đá ra khỏi vị trí ngàn đời của nó. Nguy hiểm ở chỗ người thợ đá không biết chính xác khi nào tảng đá bị mất thăng bằng và bất ngờ lăn đi do đó rất dễ xảy ra tai nạn...".
Bạn,
Cũng theo báo LĐ, tại Hòn Sóc, ngoài đục, chẻ, nghề làm đá còn có một lực lượng lao động phổ thông rất đông làm nghề đập đá thành viên đủ cỡ dùng trong xây dựng, bốc xếp đá từ trên bờ xuống ghe. Họ phải thức và làm việc từ 5 giờ sáng đến 11 giờ trưa, nghỉ ngơi được một tiếng là phải trở lại làm tiếp cho đến 5 giờ chiều. Thu nhập thấp nhất là người gánh đá, chính yếu là lao động nữ; trong đó có không ít người chưa đến tuổi trưởng thành. Công việc vất vả, nguy hiểm song mỗi ngày thu nhập tối đa chỉ đến 50 ngàn đồng/người.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.