Hôm nay,  

Học Phí Đại Học

9/13/200400:00:00(View: 6061)
Bạn,
Theo báo Tuổi Trẻ, trong khi Bộ Giáo dục-Đào tạo CSVN thông báo rằng học phí sẽ chưa tăng trong năm nay, thì một số trường đại học, cao đẳng ngoài công lập, thậm chí cả công lập, đã rục rịch tăng học phí. Niên khóa trước, sau khi có thông tin liên bộ dự kiến sẽ đề nghị tăng học phí, một số trường đã nhanh chóng đưa học phí vọt lên. Và năm nay, trong khi chẳng có trường nào phải đưa học phí về mức cũ thì một số trường lại tiếp tục "đua" theo những mức thu mới. Báo TT viết như sau.
Cách đây khoảng sáu tháng, Trường Đại học Ngoại ngữ - tin học công bố mức học phí áp dụng đối với SV năm 1 từ 3 triệu 400 ngàn đến 3 triệu 700 ngàn đồng/SV/năm tùy ngành học. Bản thông báo này còn nguyên màu mực mới, được niêm yết ngay ngắn trên bảng tin của trường. Thế nhưng nay đã khác, các tân SV khi bước chân vào trường đều không khỏi ngỡ ngàng với mức học phí mới: 4 triệu đồng/năm, không phân biệt khoa nào, ngành nào! Mức học phí mới này đã đưa Trường ĐH Ngoại ngữ - tin học vào tốp những trường ĐH có mức thu học phí cao nhất hiện nay. Như vậy chưa kể các khoản thu khác, so với năm học vừa qua, SV phải gánh thêm 300 ngàn-600 ngàn đồng, tương đương với 110-120% học phí của năm học trước.

Trong khi đó, dù chưa thấy động tĩnh cụ thể nào nhưng mức học phí của một số trường dân lập khác vốn đã được tăng từ năm học trước cũng đang ở mức sắp đụng "trần". Ở Trường ĐH Hồng Bàng, mức thu học phí mỗi năm của một số ngành đã lên đến 3 triệu 980 ngàn đồng. Một số nhóm ngành khác thấp hơn cũng khoảng 3.7 triệu hay 3.8 triệu đồng/năm/SV. Còn ở Trường ĐH Hùng Vương, học phí ngành công nghệ sau thu hoạch cũng đã 3 triệu 900 ngànđồng/SV/năm; ngành công nghệ thông tin 3.7 triệu đồng; du lịch, toán ứng dụng, ngoại ngữ: 3.5 triệu đồng. Ngành có học phí được xem là thấp nhất như quản trị kinh doanh, quản trị bệnh viện cũng đến 3.3 triệu đồng/SV/năm.
Nhưng không chỉ các trường ngoài công lập, ngay cả một số trường công lập cũng bắt đầu vào cuộc đua tăng học phí. Vừa bước vào đầu năm học mới, Trường ĐH Cần Thơ đã "phủ đầu" SV bằng một thông tin sẽ tăng học phí lên gần gấp 1,5 mức thu năm học trước. Theo mức thu này, SV các ngành kinh tế, kỹ thuật, công nghệ sẽ phải đóng 32 ngàn đồng/tín chỉ; các ngành nuôi trồng thủy sản, nông học, quản lý nghề cá... 29 ngàn đồng/tín chỉ. Nghĩa là trung bình một SV phải đóng khoảng 1.7 triệu đồng/năm.
Bạn,
Báo TT viết tiếp: không dừng lại ở bậc đại học, một số trường cao đẳngcũng nhanh chân đưa ra những mức thu khác trước. Một lần nữa trước năm học mới, SV lại phải đối mặt với những thông tin tăng học phí. Nếu đề án tăng học phí ở các trường công lập trở thành hiện thực thì liệu những trường đã "cầm đèn chạy trước" quyết định này có chịu giữ nguyên mức học phí đã tăng không"

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Thờì gian gần đây, rất nhiều dân nghèo miền Trung lập nghiệp ở các khu "kinh tế mới" đã phải đối mặt với hạn hán, mất mùa. Nhiều gia đình quay về quê cũ để kiếm sống, và bi thảm hơn là họ trở thành những kẻ vô gia cư ngay trên làng quê mình, như trường hợp của 133 gia đình tại 1 làng ở huyện Hiệp Đức tỉnh Quảng Nam. Báo Người Lao Động viết về tình cảnh của những gia đình này như sau.
Chuyện kể với bạn trong lá thư này xảy ra tại khu khai đá Hòn Sóc thuộc xã Thổ Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. Đó là tình trạng mất an toàn lao động vẫn tiếp tục diễn ra nghiêm trọng; hàng ngàn công nhân phải làm việc trong nỗi phập phồng, chẳng biết hiểm họa giáng xuống đầu mình khi nào. Báo Lao Động kể như sau.
Thời gian gần nay, nhiều nông dân ở các quận vùng ven thành phố Sài Gòn đã bán tất cả đất đai với hy vọng đổi đời. Trong tình hình giá đất ngoại thành tăng cao do giới đầu tư địa ốc đổ xô mua, một nông dân nghèo bán vài sào đất, trong phút chốc, có bạc tỉ trong tay
Câu chuyện kể với bạn trong lá thư này xảy ra tại 1 xã của tỉnh Long An, nơi mà chính quyền CSVN địa phương sắp tiến hành giải tỏa ruộng vườn để xây khu công nghiệp. Để được nhận tiền đền bù khi phải di dời nhà, cư dân cả xã này đua nhau xây những căn nhà tạm chỉ trong vòng 1 ngày. Sau đó, họ sẽ làm hồ sơ khai giá nhà, để xin tiền đền bù giải toả nhà. Báo Tuổi Trẻ kể như sau.
Theo báo quốc nội, trong kỳ tuyển sinh viên vào các trường đại học, cao đẳng năm 2003 vưà qua có hàng loạt thí sinh không dự thi, hoặc thi rớt vẫn được xét nguyện vọng 3 vào các trường Đại học dân lập Hùng Vương, Văn Hiến, Học viện Ngân hàng qua hồ sơ chuyển theo đường bưu điện từ hội đồng tuyển sinh các trường Đại học khoa học xã hội-nhân văn, ĐH Bách Khoa, ĐH Kinh tế.
Theo báo quốc nội, thời gian gần nay, các chủ nhà trọ cho sinh viên thuê tại TPSG bắt đầu thông báo nâng giá. Lý do mà họ đưa ra là giá nước tăng từ tháng 7. Nhiều sinh viên nghèo tại các tỉnh không kịp xoay xở. Tin Nhanh VN ghi nhận thực trạng này như sau.
Theo báo Thanh Niên, tại thành phố Cần Thơ, nhiều trường tiểu học có nguy cơ sụp đổ, các bức tường của các phòng học đã xuất hiện các vết nứt. Học sinh ngồi học trong lớp luôn nơm nớp lo sợ tai họa ập xuống. Trình bày thực trạng này, báo TN viết như sau.
Vừa qua, công an CSVN tỉnh Lâm Đồng đã bắt một số dân cá cược chuyên nghiệp tổ chức cá độ tại tỉnh này. Ít ai ngờ, từ thị xã Bảo Lộc đã hình thành nên các đường dây cá độ xuyên quốc gia. Tuy nhiên, những phần tử bị bắt chỉ là các "cò con" mà thôi, trong khi đó, các"đại gia" của các đường dây này vẫn hoạt động công khai. SGGP viết về một số đại gia cá độ túc cầu tại Bảo Lộc (B'Lao) như sau
Theo báo quốc nội, tại VN, số trẻ em bỏ nhà đi hoang, nhất là trẻ em ở nông thôn bỏ quê lên các thành phố lớn kiếm sống , ngày càng gia tăng. Nguyên nhân có phải hoàn toàn từ phía trẻ hay còn những lý do nào khác. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, 1 phóng viên báo Giáo Dục-Thời Đại đã tìm đến nhà trọ số 18, tổ 20 Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm
Ngôi làng được nhắc đến trong lá thư này là 1 làng nghèo nằm "gọn lỏn" bên bờ sông, sát với bến phà Hàm Luông, ấp Thanh Sơn 1, thuộc xã Thanh Tân, Mỏ Cày, Bến Tre , được người dân nơi đây đặt cho cái tên làng lặn.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.