Hôm nay,  

Học Phí Đại Học

9/13/200400:00:00(View: 6058)
Bạn,
Theo báo Tuổi Trẻ, trong khi Bộ Giáo dục-Đào tạo CSVN thông báo rằng học phí sẽ chưa tăng trong năm nay, thì một số trường đại học, cao đẳng ngoài công lập, thậm chí cả công lập, đã rục rịch tăng học phí. Niên khóa trước, sau khi có thông tin liên bộ dự kiến sẽ đề nghị tăng học phí, một số trường đã nhanh chóng đưa học phí vọt lên. Và năm nay, trong khi chẳng có trường nào phải đưa học phí về mức cũ thì một số trường lại tiếp tục "đua" theo những mức thu mới. Báo TT viết như sau.
Cách đây khoảng sáu tháng, Trường Đại học Ngoại ngữ - tin học công bố mức học phí áp dụng đối với SV năm 1 từ 3 triệu 400 ngàn đến 3 triệu 700 ngàn đồng/SV/năm tùy ngành học. Bản thông báo này còn nguyên màu mực mới, được niêm yết ngay ngắn trên bảng tin của trường. Thế nhưng nay đã khác, các tân SV khi bước chân vào trường đều không khỏi ngỡ ngàng với mức học phí mới: 4 triệu đồng/năm, không phân biệt khoa nào, ngành nào! Mức học phí mới này đã đưa Trường ĐH Ngoại ngữ - tin học vào tốp những trường ĐH có mức thu học phí cao nhất hiện nay. Như vậy chưa kể các khoản thu khác, so với năm học vừa qua, SV phải gánh thêm 300 ngàn-600 ngàn đồng, tương đương với 110-120% học phí của năm học trước.

Trong khi đó, dù chưa thấy động tĩnh cụ thể nào nhưng mức học phí của một số trường dân lập khác vốn đã được tăng từ năm học trước cũng đang ở mức sắp đụng "trần". Ở Trường ĐH Hồng Bàng, mức thu học phí mỗi năm của một số ngành đã lên đến 3 triệu 980 ngàn đồng. Một số nhóm ngành khác thấp hơn cũng khoảng 3.7 triệu hay 3.8 triệu đồng/năm/SV. Còn ở Trường ĐH Hùng Vương, học phí ngành công nghệ sau thu hoạch cũng đã 3 triệu 900 ngànđồng/SV/năm; ngành công nghệ thông tin 3.7 triệu đồng; du lịch, toán ứng dụng, ngoại ngữ: 3.5 triệu đồng. Ngành có học phí được xem là thấp nhất như quản trị kinh doanh, quản trị bệnh viện cũng đến 3.3 triệu đồng/SV/năm.
Nhưng không chỉ các trường ngoài công lập, ngay cả một số trường công lập cũng bắt đầu vào cuộc đua tăng học phí. Vừa bước vào đầu năm học mới, Trường ĐH Cần Thơ đã "phủ đầu" SV bằng một thông tin sẽ tăng học phí lên gần gấp 1,5 mức thu năm học trước. Theo mức thu này, SV các ngành kinh tế, kỹ thuật, công nghệ sẽ phải đóng 32 ngàn đồng/tín chỉ; các ngành nuôi trồng thủy sản, nông học, quản lý nghề cá... 29 ngàn đồng/tín chỉ. Nghĩa là trung bình một SV phải đóng khoảng 1.7 triệu đồng/năm.
Bạn,
Báo TT viết tiếp: không dừng lại ở bậc đại học, một số trường cao đẳngcũng nhanh chân đưa ra những mức thu khác trước. Một lần nữa trước năm học mới, SV lại phải đối mặt với những thông tin tăng học phí. Nếu đề án tăng học phí ở các trường công lập trở thành hiện thực thì liệu những trường đã "cầm đèn chạy trước" quyết định này có chịu giữ nguyên mức học phí đã tăng không"

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Theo báo quốc nội, tại Sài Gòn, có nhiều thanh niên sẵn sàng sống chung với một cô gái hay một bà quả phụ, thậm chí với cả người cùng giới để khỏi phải lo lắng cho cuộc sống vật chất. Nhưng cũng có người chấp nhận làm trai bao như một kiểu sống sành điệu. Báo Thể Thao Ngày Nay ghi nhận một số trường hợp như sau.
Theo báo Giáo Dục & Thời Đại, hiện cả VN có khoảng 20,230 trẻ em lang thang (chiếm 0,1 % tổng số trẻ em toàn VN). Một nhóm bác sĩ tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương2, Đồng Nai mới đây đã đưa ra kết quả nghiên cứu về trẻ vị thành niên lang thang kiếm sống trên đường phố. Nhóm bác sĩ này cho rằng
Theo báo quốc nội, tại miền Tây, hàng chục ngàn gia đình khu vực đồng bằng sông Cửu Long lâm vào cảnh "màn trời chiếu đất", hoặc sống trong tâm trạng "lúc nào cũng thấp thỏm lo sợ" vì tình trạng sạt lở đất luôn xảy ra, nhất là khi mùa lũ đang đến. Báo Tuổi Trẻ ghi nhận thảm họa này tại một số địa phương như sau.
Theo SGGP, gần 2 năm trước, một sự kiện gây chấn động giới khảo cổ học Việt Nam: Đoàn khảo cổ của Viện Khảo cổ học Việt Nam đã phát giác ra một nhà sàn gỗ có niên đại khoảng 2,000 năm bị cháy thành than vùi sâu trong đất tại Khu di chỉ khảo cổ học Gò Cấm (Mậu Hòa, Duy Trung, Duy Xuyên, Quảng Nam.
Tại miền núi tỉnh Quảng Nam, sau khi các bãi vàng đóng cửa, một số thanh niên chuyên nghề đào đãi vàng về làng và mang theo mầm bệnh tHIV/AIDS. Tính mạng, sức khỏe, hạnh phúc gia đình và đời sống tình cảm của họ bỗng chốc suy sụp. Báo Thanh Niên ghi nhận như sau.
Theo báo quốc nội, tại ngoại thành HN, có làng Cót (Yên Hoà, Cầu Giấy, là "trung tâm tài chính" của thế giới linh hồn, thế giới người âm. Ở đó, dòng luân chuyển "vốn" vẫn được thực hiện hàng ngày, kẻ bán, người mua tấp nập. Các cỗ máy in tiền địa phủ vẫn hoạt động không ngừng nghỉ, đặc biệt là những ngày của mùa rằm tháng bảy . Hãng thông tấn nhà nước VASC viết như sau.
Câu chuyện trong lá thư này là chuyện của những công nhân chăm sóc thú dữ tại vườn Bách Thú Hà Nội.Vất vả, nguy hiểm nhưng thu nhập của người công nhân vườn thú cũng chỉ 600-700 ngàn đồng/tháng, nhưng không có công nhân nào bỏ nghề bới tình cảm của họ gắn bó với những con thú từng gây họa cho họ. Báo Kinh Tế Đô Thị viết như sau.
Theo ghi nhận của báo quốc nội, tại Sài Gòn, Hà Nội, nhiều người đi xe gắn máy thường muốn có những biển số xe gồm những con số đẹp như bộ bài Tây. Từ nhu cầu này, dịch vụ kinh doanh biển số xe đã hình thành. Tại Hà Nội, có cả 1 dãy phố chuyên bán biển số xe giả như ghi nhận của báo Hà Nội Mới qua đoạn ký sự như sau.
Theo báo quốc nội, trong khi TPSG đang tập trung giải tỏa nhà ổ chuột, nhà lụp xụp thì tại một số khu vực ở vùng ven lại mọc lên nhiều khu nhà "ổ chuột" kiểu mới xây dựng tạm bợ, diện tích chưa đến 10 mét vuông. Những quận như quận Bình Tân, Tân Phú, quận 12... là những nơi có nhiều khu nhà ổ chuột. Báo Người Lao Động ghi nhận hiện trạng này qua đoạn ký sự như sau.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.