Hôm nay,  

Học Phí Đại Học

9/13/200400:00:00(View: 6057)
Bạn,
Theo báo Tuổi Trẻ, trong khi Bộ Giáo dục-Đào tạo CSVN thông báo rằng học phí sẽ chưa tăng trong năm nay, thì một số trường đại học, cao đẳng ngoài công lập, thậm chí cả công lập, đã rục rịch tăng học phí. Niên khóa trước, sau khi có thông tin liên bộ dự kiến sẽ đề nghị tăng học phí, một số trường đã nhanh chóng đưa học phí vọt lên. Và năm nay, trong khi chẳng có trường nào phải đưa học phí về mức cũ thì một số trường lại tiếp tục "đua" theo những mức thu mới. Báo TT viết như sau.
Cách đây khoảng sáu tháng, Trường Đại học Ngoại ngữ - tin học công bố mức học phí áp dụng đối với SV năm 1 từ 3 triệu 400 ngàn đến 3 triệu 700 ngàn đồng/SV/năm tùy ngành học. Bản thông báo này còn nguyên màu mực mới, được niêm yết ngay ngắn trên bảng tin của trường. Thế nhưng nay đã khác, các tân SV khi bước chân vào trường đều không khỏi ngỡ ngàng với mức học phí mới: 4 triệu đồng/năm, không phân biệt khoa nào, ngành nào! Mức học phí mới này đã đưa Trường ĐH Ngoại ngữ - tin học vào tốp những trường ĐH có mức thu học phí cao nhất hiện nay. Như vậy chưa kể các khoản thu khác, so với năm học vừa qua, SV phải gánh thêm 300 ngàn-600 ngàn đồng, tương đương với 110-120% học phí của năm học trước.

Trong khi đó, dù chưa thấy động tĩnh cụ thể nào nhưng mức học phí của một số trường dân lập khác vốn đã được tăng từ năm học trước cũng đang ở mức sắp đụng "trần". Ở Trường ĐH Hồng Bàng, mức thu học phí mỗi năm của một số ngành đã lên đến 3 triệu 980 ngàn đồng. Một số nhóm ngành khác thấp hơn cũng khoảng 3.7 triệu hay 3.8 triệu đồng/năm/SV. Còn ở Trường ĐH Hùng Vương, học phí ngành công nghệ sau thu hoạch cũng đã 3 triệu 900 ngànđồng/SV/năm; ngành công nghệ thông tin 3.7 triệu đồng; du lịch, toán ứng dụng, ngoại ngữ: 3.5 triệu đồng. Ngành có học phí được xem là thấp nhất như quản trị kinh doanh, quản trị bệnh viện cũng đến 3.3 triệu đồng/SV/năm.
Nhưng không chỉ các trường ngoài công lập, ngay cả một số trường công lập cũng bắt đầu vào cuộc đua tăng học phí. Vừa bước vào đầu năm học mới, Trường ĐH Cần Thơ đã "phủ đầu" SV bằng một thông tin sẽ tăng học phí lên gần gấp 1,5 mức thu năm học trước. Theo mức thu này, SV các ngành kinh tế, kỹ thuật, công nghệ sẽ phải đóng 32 ngàn đồng/tín chỉ; các ngành nuôi trồng thủy sản, nông học, quản lý nghề cá... 29 ngàn đồng/tín chỉ. Nghĩa là trung bình một SV phải đóng khoảng 1.7 triệu đồng/năm.
Bạn,
Báo TT viết tiếp: không dừng lại ở bậc đại học, một số trường cao đẳngcũng nhanh chân đưa ra những mức thu khác trước. Một lần nữa trước năm học mới, SV lại phải đối mặt với những thông tin tăng học phí. Nếu đề án tăng học phí ở các trường công lập trở thành hiện thực thì liệu những trường đã "cầm đèn chạy trước" quyết định này có chịu giữ nguyên mức học phí đã tăng không"

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Theo báo quốc nội, hệ thống giao thông trên địa bàn củamột số quận của thành phố Sài Gòn đang trong tình trạng hư hại nặng. Trên nhiều đoạn đường thuộc các quận Tân Bình, Quận 7, Quận 12, thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông do có quá nhiều "ổ gà, ổ trâu" và những vũng nước sâu. Mặt đường còn bị cày nát bởi các xe tải qua lại hàng ngày.
Theo báo Sài Gòn Tiếp Thị so với năm học trước, năm nay chi phí chuẩn bị cho một đứa con đi học tăng khoảng 20%, lại là những khoản chi rất "cơ bản" mà phụ huynh cũng không biết phải cắt giảm khoản nào. Nhiều gia đình phải chạy tiền học cho con ngay từ mùa hè. Báo SGTT ghi lại những trường hợp khốn khó của một số phụ huynh như sau.
Từ ngàn xưa, việc đi buôn bằng đường sông đã trở thành nét đặc trưng của người dân đất phương Nam "lắm kênh nhiều rạch". Thế nhưng trên những nẻo hành trình ngược xuôi đó, dân buôn chuyến luôn đối mặt với bao rủi ro và nạn hiếp đáp từ nhiều phía. Có rong ruổi, lênh đênh trên sông nước cùng họ, mới thấu hiểu những nhọc nhằn
Trên địa bàn tỉnh Thưà Thiên, có 1 vùng đất nằm dọc bờ biển và gần như tách biệt với đất liền. Bao năm rồi người dân nơi đây luôn đối mặt với với bão lũ, nước dâng , cát bay, cát lở... Tai hoạ này đi qua, hiểm nguy kia ập lại. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt đó, người dân ở đây vẫn bám lấy cát, bám lấy biển để sống trong cảnh khốn cùng. Báo Người Lao Động viết như sau.
Tại một số địa điểm của các khu rừng nguyên sinh ở đảo Phú Quốc, một loại hình "dịch vụ" đang thu hút đông du khách thuộc nam giới. Trong cái vắng lặng của rừng, du khách chứng kiến những "tiên nữ" 18-20 tuổi trong bộ đồ 2 mảnh đùa giỡn trên dòng suối. Đó là những cô gái đang chiêu dụ khách cùng tắm chung để mát trời ông địa. Phóng viên báo Lao Động kể như sau..
Chuyện xảy ra tại 1 xã ven biển nghèo nàn của tỉnh Thanh Hóa. Trong hoàn cảnh khốn khổ này, dân nghèo đối mặt với đói nghèo, và hơn một nửa số lao động trong xã đã phải tha hương mưu sinh. Báo Lao Động ghi nhận như sau.
Tại một số xã ngoại thành Sài Gòn, từ hơn hai năm nay, đã hình thành những phiên chợ cỏ mà thôi. Người bán và mua đều là nông dân. Cũng nhờ những ngôi chợ này, nhiều dân nghèo ở các tỉnh miền Tây và một số huyện ngoại thành Sài Gòn đã thoát nghèo. Báo SGGP viết về những phiên chợ cỏ và những dân nghèo kiếm sống nhờ nghề cắt cỏ như sau.
Theo báo Thanh Niên, chuyện học Anh văn, điện toán đã thành chuyện thường ngày ở VN, bây giờ muốn theo kịp thời đại thì phải biết thêm nhiều ngoại ngữ khác, đó là câu nói cửa miệng của nhiều thanh niên, thanh nữ hiện nay. Tiếng Nhật, tiếng Đại Hàn đang được giới trẻ VN ưa chuộng, trong đó lợi thế có phần nghiêng về ngôn ngữ đến từ đất nước mặt trời mọc. Báo TN viết như sau.
Tại miền Tây Nam phần VN, từ đầu năm 2004 đến nay, các cơ quan chuyên môn về xây dựng, giao thông, kiến trúc, đã liên tục những cuộc hội thảo, những cuộc họp bàn về định hướng qui hoạch xây dựng TP Cần Thơ trở thành một trung tâm của sông Cửu Long, thậm chí của khu vực Đông Nam Á... Vậy mà ngay giữa lòng thành phố đô hội ấy
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.