Hôm nay,  

Rượu Độc Ở Miền Tây

18/03/200500:00:00(Xem: 5388)
Bạn,
Những ngày vừa qua, báo chí quốc nội liên tục thông tin về những cái chết ở An Giang có liên quan đến rượu pha nồng độ methanol vượt quá 300 lần, thế nhưng các quán nhậu rượu đế, đặc biệt là các quán lề đường ở khu vực miền Tây Nam phần vẫn tấp nập khách. Tại thành phố Cần Thơ, các quán "thịt cầy" lúc nào cũng đông nghẹt. Về phiá các cơ quan chuyên môn, sau khi có 11 người bỏ mạng (từ 6 đến 11/3/2005) vì uống phải rượu độc, mới chợt nhận ra rằng, từ bấy lâu nay, hoạt động của các lò nấu rượu và thị trường tiêu thụ rượu đế chẳng được ai quan tâm. Báo Người Lao Động ghi nhận về hiện trạng này như sau.

Tại miền Tây Nam phần, hầu hết các lò rượu cho cồn công nghiệp vào cơm và men để tăng tốc độ lên men rượu. Theo cách làm rượu truyền thống: gạo nếp nấu thành cơm rồi ủ với men trong 7-10 ngày, sau đó mới nấu thành rượu. Nếu hoạt động suốt từ sáng sớm đến chiều tối thì mỗi lò chỉ có thể nấu được khoảng 15-20 lít rượu. Trung bình 10 kg gạo nếp sẽ nấu được một mẻ rượu khoảng 7 lít rượu "gốc" và 5 lít rượu "ngọn". Hai thứ rượu này pha trộn với nhau sẽ cho thành một loại rượu có độ vừa phải giá khoảng 5 ngàn đồng/lít. Như vậy, sau khi trừ tiền gạo (40 ngàn đồng/10 kg), người nấu chỉ có thể lời được 20 ngàn đồng.

Thế nhưng hiện nay, trước nhu cầu uống rượu như... uống nước nên người nấu và người bán rượu cứ "vô tư" pha chế các loại hóa chất vào rượu. Một chủ lò rượu nổi tiếng ở huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, đã "gác kiếm" cách đây 10 năm, tiết lộ, hầu hết các lò rượu đều cho cồn công nghiệp vào cơm và men để tăng tốc độ lên men rượu. Nấu xong, người ta tiếp tục áp dụng "công thức": rượu gốc + nước lã + cồn công nghiệp = rượu "nguyên chất". Khi đem đến bỏ mối lại cho các điểm bán lẻ, chủ quán lại tiếp tục pha thêm một lượng cồn và nước vào rượu "nguyên chất" để gọi là "quán em lúc nào cũng không thiếu rượu". Như vậy, khi... vào ruột gan của người tiêu dùng, người ta đã bỏ 3 lần cồn vào trong rượu.

Bạn,
NLĐ dẫn lời của viên chủ tịch thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân (An Giang), cho biết: sau khi Viện Vệ sinh y tế công cộng (Bộ Y tế) tại TPSG có kết luận chính thức về những cái chết "bí ẩn" có liên quan đến độc tố trong rượu, UB địa phương đã niêm phong các lò nấu rượu và thu gom tất cả nguồn rượu đang bày bán lẻ tại các quán để tiếp tục đưa đi xét nghiệm. Tuy nhiên, trong những ngày vưà qua, những người bán rượu không rõ nguồn gốc từ địa phương khác vẫn cứ ngang nhiên chạy xe vào địa bàn thị trấn Phú Mỹ để bán lẻ đến từng gia đình.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.